hận suốt đời (theo Đông Pha chí lâm). Tuy Đông Pha lấy quan điểm sử học
để giải thích thơ Đỗ Phủ, song từ việc này có thể thấy, ở đời Đường đối với
di tích Bát trận đồ đã có những truyền thuyết thần bí.
Thực ra Lục Tốn chưa từng đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, càng không
thể bị nguy khốn ở Bát trận đồ. Lục Tốn sau khi về nước, được phong làm
Phụ quốc tướng quân, chức Kinh Châu mục, sau lại phong làm Giang Lăng
hầu.
Cuốn “Thư trị thông giám” có chép việc tự kiểm điểm của Gia Cát Lượng
với vấn đề này:
Đầu tiên, Gia Cát Lượng và Thượng thư Pháp Chính, ý kiến về chính trị
thường có chỗ bất đồng, song kỳ mưu trí thuật của Pháp Chính, lại rất làm
cho Gia Cát Lượng ngưỡng mộ. Pháp Chính mất vào năm thứ hai, Lưu Bị
xưng là Hán Trung Vương, song sau khi tin Lưu Bị thua trận truyền về
Thành Đô, Gia Cát Lượng vẫn than rằng: “Pháp Chính nếu còn, ắt có thể
ngăn cản chúa thượng đông chinh, kể như chúa thượng vẫn kiên trì đông
chinh, có ông ta giúp đỡ kế sách, cũng không thể dẫn đến thất bại hôm
nay”.
Pháp Chính từng nêu kế sách đưa Lưu Bị vào Thục, tự mình làm nội ứng,
Lưu Bị có được Tứ Xuyên, ông ta với Trương Tùng đã mất có công rất lớn.
Sau này Pháp Chính làm Tổng tham mưu trưởng, giúp đỡ Lưu Bị lấy được
Hán Trung, trong doanh trại của Lưu Bị, ông ta vẫn được gọi là chủ mưu,
các kế hoạch kỳ lạ của ông, rất được Lưu Bị tín nhiệm. Bởi thế nếu như ông
vẫn còn khoẻ, có thế nghĩ ra biện pháp tốt để ngăn cản Lưu Bị xuất binh.
Nói một cách nghiêm chỉnh về việc Lưu Bị đông chinh, Gia Cát Lượng
đang làm thừa tướng, tuy không tán thành song chưa cực lực phản đối.
Triệu Vân và Tần Mật đều đã phản đối mạnh mẽ, Gia Cát Lượng là người
bầy tôi đứng đầu lại chưa từng có lời nào. Ngoại trừ việc ông ta rất hiểu rõ
Lưu Bị, biết có khuyên nhủ cũng chẳng có tác dụng, từ lời cảm than với
Pháp Chính thì thấy ở sự kiện này, cũng có sai lầm về phán đoán.
Trong Long Trung Sách, Gia Cát Lượng sớm đã xác định quốc sách cơ bản
là “Liên Ngô kháng Tào”, song kế sách trọng yếu lại là nắm hai châu lớn
Kinh, Ích, để làm cơ sở bắc phạt Trung Nguyên sau này.