KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 389

Quả nhiên, tháng 9 năm ấy, Tôn Quyền triệt để giải trừ được nỗi lo ở phía
tây, yên tâm dời đô đến Kiến Nghiệp, chỉ lưu lại đại tướng quân Lục Tốn,
phụ tá Thái tử Tôn Đăng giữ Vũ Xương. Trần Chấn sau khi về nước, được
phong làm Dương đỉnh hầu, từ đấy Gia Cát Lượng đã giải toả được ở chiến
tuyến phía đông, có thể yên tâm với việc bắc phạt Trung Nguyên, phục
hưng nhà Hán. Gia Cát Lượng với nước cờ này cùng với nỗ lực khác, dẫn
đến tình hình suốt về sau này quan hệ Ngô - Thục về cơ bản vẫn bình an vô
sự, chưa xuất hiện vấn đề gì phức tạp.

Lời bình của Trần Văn
“Binh pháp Tôn Tử” tuy được công nhận là cuốn sách
kinh điển về chiến
tranh nổi tiếng từ xưa đến nay, song tinh thần chủ yếu là ngược lại với đầu
tư chiến tranh, tiến đến chỗ tìm kiếm nguyên tắc né tránh chiến tranh.
Trong
“Mưu công thiêncó nói, tinh thần cơ bản của chiến tranh là“Phàm
là phép dùng binh, bảo toàn quốc gia làm đầu, phá tán quốc gia xếp ở sau,
bảo toàn quân lực làm đầu”. Khai chiến là sách lược bất đắc dĩ, cho nên
“Bách chiến bách thắng, chẳng phải là điều hay nhất, không chiến tranh
mà khuất phục được người ta mới là hay nhất vậy”.
Nhà binh pháp Nhật Bản nổi tiếng là Sơn Lộc Sách Hành, cho rằng, đấy là
chỗ lớn nhất trong binh pháp Tôn Tử, là binh pháp vượt qua cả các binh
pháp đông tây. Bởi thế trong cuốn
Tôn Tử ngạn nghĩacó viết: “Ta có thể
nêu chính đức, giương cờ nghĩa thuận với trời hợp với người, trên dưới một
chí hướng, lấy đạo mà cảm người ta, khiến họ tự khuất phục. Khiến cho bậc
quân vương suy nghĩ lại, những thần dân ắt sẽ quay ngọn giáo, nếu tạo ra
đượctình thế ấy mới là hay nhất vậy”.
Làm sao đạt đến chỗ ấy? Tôn Tử đã nói: “Phải nên xem là đầu việc phạt
mưu, thế đến phạt giao, rồi mới đến phạt binh, cuối cùng mới nói đến việc
đánh thành”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.