lắm.
Hướng Lãng bị cách chức, song người cháu là Hướng Sủng lại được đề bạt
thẳng ngoại lệ, đảm nhiệm chức trách quan trọng trong hệ thống phòng thủ
quốc gia.
Gia Cát Lượng tuy ra sức thực hiện minh pháp, lại phản đối việc lạm dụng
hình phạt, ông ta thường chú ý lựa chọn những viên quan chủ quản việc coi
ngục phải trung thực liêm khiết, phản đối những quan lại mặc ý cá nhân chủ
quan thích thị uy tùy ý sinh sát, nếu yêu thích thì không bắt tội, nếu bực tức
thì có thể giết kẻ vô tội. Ông lại tự mình yêu cầu, cũng yêu cầu những cán
bộ trọng yếu, phải thật cẩn thận trong khi tống ngục hành hình. Tùy tiện vận
dụng hình luật mà lạm dụng hình phạt chẳng thể khuyên người ta hướng
thiện. Tập Tạc Sỉ đời Tấn từng bình luận rằng:
“Hình luật không thể không dùng, khi gia hình mà như mình có lỗi, khi ban
tước lộc mà không tư riêng, khi trừng phạt mà không giận dữ, thiên hạ còn
ai chẳng phục; Gia Cát Lượng là người giỏi dùng hình phạt, từ Tần Hán đến
giờ chưa từng có vậy”.
Thưởng phạt chuẩn xác, người bị phạt tự nhiên tâm phục khẩu phục. Sau
khi Gia Cát Lượng mất, Liêu Lập khóc lóc mà rằng: “Ta cuối cùng phải
chết già ở nơi biên cương này rồi!”.
Lý Nghiêm sau khi nghe tin dữ, cuối cùng quá thương tâm, lo nghĩ thành
bệnh mà chết. Bởi những người này biết rằng, chỉ cần một thời gian nữa.
Gia Cát Lượng cho rằng trừng phạt thế là đủ sẽ tha thứ cho để họ có được
cơ hội mới; Gia Cát Lượng mất đi, chẳng có ai có thể cầm cân nẩy mực như
thế, cho nên họ cũng mất đi hy vọng trở lại triều đình.
Trong những tập văn sách mà Gia Cát Lượng để lại, cũng công nhiên nói rõ
quan niệm phép trị của ông ta, cho rằng mình là người thừa kế của Thương
Ưởng, Hàn Phi Tử và tinh thần của nhà đại chính trị thời Tây Hán là Đổng
Trọng Thư, chủ trương “pháp”, “lễ” cùng dùng, “uy”, “đức” “cùng đi” song
lại nhấn mạnh bảo ban pháp luật, khuyến thiện truất ác. Ông phê bình
Thương Ưởng giỏi ở điều luật, lại không để ý giáo hoá mà đã xử phạt nặng,
lấy dài vá ngắn, cùng thực thi giáo hoá và hành pháp. Bởi thế pháp luật điều
lệnh của quốc gia và quân đội được ông gộp vào ba mệnh năm lệnh, để mọi