biết mình biết người, Gia Cát Lượng mới có thể bảy lần bắt sống Mạnh
Hoạch dễ dàng, đạt được sự chiến thắng toàn diện.
Song tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa căn cứ vào những dã sử địa phương,
theo ghi chép ít nhiều của chính sử, lại thêm sức tưởng tượng phong phú
của nhà viết tiểu thuyết, với hơn 4 vạn chữ, đã miêu tả hết sức lâm ly toàn
bộ đầu đuôi về 7 lần bắt Mạnh Hoạch. Trong đó đại bộ phận đều là vùng
Điền Tây do Lã Khởi và Vương Kháng cai quản, chính sử đều không ghi
chép Gia Cát Lượng có dẫn quân đến đấy. Có những bất đồng rất lớn với
chính sử, cũng có những sai biệt rất lớn trong việc sắp xếp quân nam chinh,
đặc biệt là những nhân vật tác chiến chủ yếu.
Tháng 5 vượt sông Lô bình định Nam Trung, là sự kiện rất quan trọng trong
đời sống của Gia Cát Lượng. Lại thêm tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa mà
mọi người đều rất quen thuộc, tình tiết bên trong tuy rõ ràng không hợp lý,
song trong dân gian Trung Quốc, lại vẫn được thừa nhận là một sự thực
hiển nhiên. Bởi thế bút giả căn cứ theo dã sử, chỉnh lý lại có hệ thống
những tình tiết Gia Cát Lượng nam chinh, có thể khiến chúng ta đối với cá
tính và tài năng quân sự của Gia Cát Lượng, cùng với mức độ chân thực về
sự nghiệp của Gia Cát Lượng đã nêu trong Tam quốc diễn nghĩa, có thể có
được sự thấu hiểu và phán đoán chân thực.
2. Đội quân nam chinh trong tiểu thuyết với những ngôi sao sáng.
Tuy bởi lý do chính trị, Gia Cát Lượng không thể không dẫn quân nam
chinh, song số quân không nhiều, quân chủ lực vẫn là Mã Trung và Lý Khôi
chỉ phụ trách phía nam mà thôi. Để giữ thực lực đối phó với quân Tào ở
phía bắc cùng Đông Ngô nửa như thù nửa như bạn, khiến quân chủ lực mà
Gia Cát Lượng dẫn đi, binh lực cũng không quá lớn.
Song La Quán Trung chẳng nghĩ như thế, trong Tam quốc diễn nghĩa, đã
thấy Gia Cát Lượng sắp xếp một “đội ngũ minh tinh” lớn chưa từng thấy.