mai phục của quân Thục là người không thông thuộc ở đấy, người hơi có
thường thức quân sự, đã có thể thấy sự hư cấu ở trong đó.
4. Hai lần bắt hai lần thả.
Trận đánh ở vùng Lô Thủy cứ theo chính sử ghi chép, Gia Cát Lượng sau
tháng 5 vượt sông Lô Thủy mới trực tiếp giao chiến với Mạnh Hoạch.
Song trong truyền thuyết dã sử, trận đánh lần thứ hai bắt Mạnh Hoạch lại
xảy ra lúc đang vượt sông Lô Thủy.
Mạnh Hoạch được phóng thích, lại tập kết thủ lĩnh các động, rút về phòng
tuyến mới xây dựng ở phía nam Lô Thủy. Kế hoạch tác chiến của ông ta là
nếu quân Thục miễn cưỡng vượt sông Lô Thủy, ắt khiến cuộc chiến trở
thành trường kỳ đối kháng, quân lính viễn chinh sẽ bị mỏi mệt, lại thêm
không hợp thủy thổ, sức chiến đấu sẽ mau chóng giảm sút, Mạnh Hoạch sẽ
nhân cơ hội này phát động mãnh liệt tấn công, như vậy có thể đánh bại
được quân Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng sớm đã dự liệu đến tâm lý tác chiến của Mạnh Hoạch, bởi
thế hạ lệnh cho toàn quân rời khỏi vùng Lô Thủy đến vùng có cây cối mát
mẻ để tránh nắng, đối với sự khiêu chiến tích cực của Mạnh Hoạch, bề
ngoài không có phản ứng gì.
Song Gia Cát Lượng vẫn ngầm lệnh cho Lã Khởi điều tra tường tận địa
hình xung quanh. Lã Khởi đến hạ du sông Lô Thủy, tìm được một nơi gọi là
Lưu Sa Khẩu, nước chảy từ từ, đáy sông khá nông, hơn nữa vùng giáp sơn
bên kia sông chính là con đường chủ yếu mà kẻ địch vận chuyển lương
thực. (Mạnh Hoạch rất rõ địa hình như thế, làm sao lại không hiểu con
đường tải lương trọng yếu mà chọn ở địa hình bất lợi đến vậy, hiển nhiên là
hư cấu của nhà viết tiểu thuyết).
Lúc ấy, đạo quân của Mã Đại (em Mã Siêu) đang phụ trách việc chi viện
hậu cần, vận chuyển lương thực cho tiền tuyến, Gia Cát Lượng bèn hạ lệnh
cho đội quân tinh nhuệ này vượt sông tập kích quân Mạnh Hoạch (ở chiến