nhiên có sai lạc; Mạnh Hoạch sau khi đã xử tội Đổng Trà Na, lại lơ là
phòng vệ như thế thực khiến người ta không hiểu nổi.
5. Ba lần bắt ba lần thả:
Kể về sự kiện Mạnh Ưu.
Mạnh Hoạch sau khi chạy về đại bản doanh, lập tức cho người bắt giết
Đổng Trà Na và A Hội Nam (đây lại là chỗ không dự liệu của Gia Cát
Lượng trong tiểu thuyết, tin rằng Gia Cát Lượng trong lịch sử chẳng thể
phạm sai lầm như thế).
Sau khi đã giết thủ lĩnh phản nghịch. Mạnh Hoạch lại dẫn quân đánh Giáp
Sơn, thì phát hiện ra Gia Cát Lượng sớm đã rút quân, ở đấy một người cũng
chẳng có. Mạnh Hoạch đành trở về doanh trại, đúng lúc ấy người em trai là
Mưu Ưu từ Ngân Khanh Sơn dẫn hai vạn quân đến tăng viện, hai anh em
thâu đêm nghiên cứu cách đánh bại quân Gia Cát Lượng.
Hôm sau Mạnh Ưu dẫn hơn 100 quân Man, lấy lông chim trĩ và vẹt trắng
cắm lên đầu, mặc áo sặc sỡ, tay chân đều đeo vòng vàng, vòng ngọc. Theo
tập tục của quân Man, đấy là hình thức sứ giả hoà bình vứt bỏ vũ trang, bởi
thế đến thẳng được trước đại bản doanh quân Thục mà chẳng bị ngăn cản.
Mạnh Ưu đứng trước cửa trại nói lớn: “Tôi là Mạnh Ưu, em trai Nam Man
Vương Mạnh Hoạch, xin thay mặt huynh trưởng xin đầu hàng thừa tướng”.
Gia Cát Lượng tuy không tin vào ý tốt của Mạnh Ưu, song vẫn hỏi han ý tứ.
Mạnh Ưu nói: “Bởi huynh trưởng được thừa tướng hai lần phóng thích,
trong lòng rất cảm kích, chỉ phải nỗi bộ tộc phản đối, không dám tự ý đầu
hàng, bởi thế lệnh cho tôi bày tỏ, tin rằng huynh trưởng Mạnh Hoạch sẽ có
cách thuyết phục mọi người đến đây đầu hàng”.
Gia Cát Lượng cũng bày tỏ sự khuyến khích ngay ở đấy, còn đặt tiệc rượu
khoản đãi Mạnh Ưu và thuộc hạ, đặc biệt còn đưa rượu quí mang từ Thành
Đô đên để mời khách, quân Thục Hán và quân Man cùng thâu đêm với yến
tiệc mừng công, suốt đêm ấy uống rượu làm vui.