Nam Trung nếu lấy người Hán để quản lý sau chiến tranh thì sẽ có ba điều
bất lợi.
Thứ nhất: Nếu như lấy người Hán làm Trưởng quan hành chính, ắt sẽ phải
có quân đội để bảo hộ Nam Trung rất lớn. Số quân đóng ở đây nhiều sẽ hao
phí quân lương của quốc gia, đối với quốc sách cơ bản của Thục Hán là
kháng cự với Tào Ngụy, thì khá là bất lợi.
Thứ hai: Chiến sự bình Nam lần này Di tộc ở phương Nam bị chết chóc rất
nhiều. Tuy đã có hoà bình, song mối thù cha anh bị giết chẳng dễ quên
dược. Nếu để người Hán ở lại vùng đó, ngày đêm thấy mặt, sẽ khá nguy
hiểm.
Thứ ba: Dân tộc thiểu sô Nam Trung có văn hoá và những giá trị riêng của
mình. Nếu người Hán thống trị, ví như cầm cân nẩy mực, cũng không có
được tín nhiệm, lại làm tăng thêm sự hiểu nhầm giữa hai bên, tạo thành rất
nhiều rắc rối sau này. Bởi thế ông ta quyết định lựa chọn chính sách, không
lưu quân, không chuyển lương, để dân tộc thiểu số Nam Trung tự mình
quản lý mình, khiến vùng này thành ra khu tự trị kỷ cương ổn định, Hán Di
yên ổn.
Tuy nói rằng Gia Cát Lượng vẫn làm việc cẩn thận, song ông ta dứt khoát
không giữ chính sách đặc quyền. Chỉ cần có lợi cho đại cục, sách lược hợp
lý mà thông suốt, Gia Cát Lượng sẽ quyết tâm cải cách.
Song sử dụng người có danh vọng cũng không có ý hoàn toàn không quản
lý gì, sẽ không dễ bình định được phản loạn, sự việc sẽ lại phát sinh. Để
duy trì cục diện ổn định, Gia Cát Lượng lựa chọn không ít sách lược thi
hành nhằm tăng cường sự khống chế của triều đình Thục Hán với khu Nam
Trung.
Một là: Về chế độ quận huyện hành chính ở Nam Trung khuyếch đại và
kiện toàn cục diện chính trị thống nhất. Đổi Ích Châu làm quận Kiến Ninh,
lại tách một bộ phận quận Kiến Ninh và Tang Ca thành quận Hưng Cổ, lại
tách một bộ phận của Kiến Ninh và quận Việt Huề thành quận Vân Nam.
Quận Ích Châu vốn phản loạn nghiêm trọng bị co nhỏ lại, cũng tức là bốn
quận vốn có đổi thành sáu quận là Việt Huề, Kiến Ninh, Vân Nam, Vĩnh