KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 474

2. Làm suy yếu họ lớn, trợ giúp cho kẻ yếu.
Thực ra, Gia Cát Lượng vốn tư lự cẩn thận, dứt khoát không có thể lơ là với
các thủ lĩnh cường hào dân tộc thiểu số ở đấy. Ông ta sau khi đã buộc di
chuyển về Thục những người Thanh Khương ương ngạnh ở Nam Trung,
đặc biệt với các bộ lạc nhỏ, đã phân cho các trưởng tộc làm người đứng đầu
bộ lạc như Ung, Tiên, Lâu, Mạnh, Lược, Mao, Lý, lại đặt thêm chức Đô uý
ở năm quận để cai quản, đưa họ vào quân đội địa phương của triều đình.
Quân địa phương này như quân nhân hậu bị hiện nay, thời bình thì sản xuất,
thời chiến thì phục dịch trong quân đội, cũng tức là chính sách “không lưu
binh” của Gia Cát Lượng ở Nam Trung, song vẫn có binh lính để dùng.
Đương nhiên cũng có không ít bộ lạc cự tuyệt bị sát nhập vào họ lớn hoặc
di cư về Thục Trung, Gia Cát Lượng lại lệnh cho những họ lớn dùng vàng
lụa mua chuộc họ, người mua chuộc sắp xếp được nhiêu có thể đời đời
được hưởng quan tước mãi mãi.
Sách lược này chẳng những làm giảm thực lực kinh tế của những họ lớn lại
dùng sức mạnh của tiền tài để hàng phục những dân tộc thiểu số rất không
dễ khống chế, sắp xếp họ thành những bộ lạc Hán Di, tăng cường đồng hoá
họ, ở mức độ lớn đã cải thiện được quan hệ giữa chính quyền người Hán và
những dân tộc thiểu số.
Năm Kiến Hưng thứ 11 một kì lão Nam Di là Lưu Trụ làm phản, Trù hàng
đô đốc Trương Dực dẫn quân Hán Di dẹp vên. Thái thú Việt Huề là Trương
Nghi, bởi số binh lực hiện có không đủ cố thủ, bèn lấy những quân nhân
hậu bị ở đấy sắp xếp thành hai đội xích giáp, bắc quân, để tăng cường quân
lực.
Lại như quận Vĩnh Xương thường có bọn thảo khấu, Thái thú Hoắc Dặc
phải trưng dụng “thiên quân” tức là những quân hậu bị ở đấy để thảo phạt.
Khá thấy đội hậu bị mai phục này, đối với an ninh của vùng Nam Trung sau
này đích xác phát huy không ít tác dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.