Song binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh: “Trước thì không có thể thắng mà chờ
đợi thì có thể thắng được kẻ địch. Đích xác chinh phạt bên ngoài tuy có thể
tập trung nội bộ, song kẻ địch bên ngoài nếu có thực lực thường không thể
trong thời gian ngắn mà giành được ưu thế tuyệt đối, cho nên thời gian mài
mòn phải cần rất nhiều, nếu nội bộ không yên ổn, vấn đề không giải quyết,
phát động chiến tranh đối ngoại, thường sẽ làm cho hao của mệt người.
Thắng được bên ngoài, thu được nội bộ, kết quả tự nhiên là thông suốt toàn
thể.
Bởi Tào Phi nam chinh đánh Đông Ngô, có ý cảnh cáo hơn là thực tế tác
chiến, tuy nói là ngự giá thân chinh song chỉ tăng áp lực ở chiến tuyến phía
đông, còn quận Tương Phàn ở phía tây chưa phối hợp gây áp lực, bởi thế
Tôn Quyền chưa yêu cầu Gia Cát Lượng chi viện. Hai ngoại lực phương
bắc và phương đông đang đối chọi nhau, áp lực bên ngoài chợt giảm đi, tự
nhiên là thời cơ rất tốt để dẹp yên nội bộ.
Phản loạn ở Nam Trung xảy ra đã lâu, song Gia Cát Lượng không vội vã xử
lý, một mặt là do ý kiến nội bộ trong triều đình chia rẽ, hợp lực không đủ,
có thể Gia Cát Lượng bản thân cũng chưa tìm được một biện pháp tốt có thể
giải quyết; được triệt để. Lại thêm áp lực bên ngoài rất lớn, thời cơ không
thuận lợi, cho nên đành nhẫn nại chờ đợi.
Yên định nội bộ và chinh phạt bên ngoài không giống nhau, chinh phạt bên
ngoài thường bởi nhiều yếu tố không thể khống chế, cho nên cần phải “mài
thời gian”. Bình định nội bộ thì không như vậy, bởi sau này vẫn phải luôn
luôn đối diện, cho nên, sự việc tốt nhất là triệt để giải quyết một lần, nếu
không lực lượng nội bộ oan oan tương báo, ắt sẽ làm hỏng lợi ích chung.
Anh em đánh nhau trong tường, thường so với va chạm bên ngoài lại càng
kịch liệt hơn.
Lợi ích và lực lượng dùng đến đều phải quân bình cân nhắc, những ý kiến
sai khác về xung đột có thể giúp lập ra được trình tự công việc để giải quyết
vấn đề, là mục tiêu sau khi yên ổn nội bộ ắt phải đạt đến, cũng tức là chế độ
bình thường hoá nói chung. Để tránh mức độ xung đột và khác biệt xảy ra,
yên định nội bộ tốt nhất là dùng đàm phán mà không dùng vũ lực, để giải
toả hữu hiệu thù hận giữa hai bên. Khi bất đắc dĩ mà phải dùng đến vũ lực,