KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 482

ngươi Di, Gia Cát Lượng đáng được xem là vĩ nhân nghìn năm chỉ có một
vậy.

Lời bình của Trần Văn
Trong binh pháp Ngô Tử chỉ ra rằng, chiến tranh là thủ đoạn chính trị, sự
sáng suốt chính trị mới là phương pháp duy nhất tránh khỏi chiến tranh:
“Đạo là các căn bản của nguyên tắc, khởi điểm đều trở về với tự nhiên.
Nghĩa là hành vi chính đáng, lấy nghĩa làm khí chất, mới có thể thành được
đại sự. Lễ là tiết chế dục vụng, tiến thoái đều có phân tấc, mới không thoái
quá hoặc bất cập mới có thể trừ hại được lợi. Nhân tức là nhân ái, chỉ có
thực sự yêu người, mới có thể giữ được thành tựu và phồn vinh đã có. Nếu
như làm việc không hợp với đạo nghĩa, tự lấy làm cao ngạo, hoạ hại sẽ
giáng vào mình.
Cho nên bậc vua chúa sáng suốt, ắt phải lấy đạo khiến thiên hạ yên định,
lấy nghĩa để quản lý nhân dân, dùng lễ để bó buộc hành vi của quan lại,
dùng nhân để phủ dụ thiên hạ, có được 4 đức ấy quốc gia ắt sẽ hưng thịnh,
nếu không ắt sẽ nguy hiểm suy vong”.
Gia Cát Lượng khi tiến hành viễn chinh Nam Trung, xem trọng chính trị
hơn quân sự, cho nên binh lực động dụng tuy không nhiều, lại tự mình dẫn
quân, đã lấy lực lượng chính trị để bình định phương nam, tránh xung đột
quân sự liên miên không thôi. Sau khi Nam Trung bình định, cách tân và
chấn chỉnh cùng lúc xã hội chính trị, mặt bằng kinh tế mới là mục đích lớn
nhất của việc ngự giá thân chinh lần này.
Sách lược
công tâm là đầu” của Mã Tắc rất được Gia Cát Lượng, khen
ngợi. Chiến tranh là hành vi chính trị, chiến tranh chỉ là thủ đoạn của
chính trị, Gia Cát Lượng tựa hồ sớm đã hiểu thấu được tinh thần cơ bản mà
cuốn “chiến tranh luận” ở trên đã nêu ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.