khá tốt, thành ra trụ cột của việc ổn định Nam Trung. Nếu như lại có bộ lạc
nảy sinh phán loạn, Trù hàng đô đốc và Thái thú các quận sẽ tổ chức lực
lượng vũ trang của những họ lớn và bộ khúc Hán Di, để tiến hành công việc
bình định phản loạn.
Trong một ngôi mộ cổ thời Đông Tấn ở Vân Nam, thấy có một bức họa trên
vách. Hình vẽ thứ nhất có 13 chiến sĩ, đều ăn mặc kiểu người Hán, tay cầm
dao sắc, nhóm chiến sĩ thứ hai, thứ ba đều búi tóc trên đầu, đấy là “kiểu tóc
như bồ tát nhà trời” trên người khoác da thú, ăn mặc kiểu người Di gồm có
27 người, đó là hình thức tổ chức bộ khúc Hán Di. Tuy là bức vẽ thời Đông
Tấn song tin rằng vẫn có liên quan với “Bộ khúc Hán Di” của Gia Cát
Lượng.
Bộ khúc Hán Di chẳng những phù hợp với người Hán và người Di, cải thiện
tình cảm giữa các dân tộc, đồng thời về tăng cường tổ chức với chế độ xã
hội ở Nam Trung cũng có quan hệ trực tiếp.
Chính sách vỗ yên ở Nam Trung của Gia Cát Lượng, đích xác khiến quan
hệ giữa người Di và người Hán được cải thiện rất nhiều. Ví như gần đây
những chuyện về Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền rộng rãi ở đấy. Ngoài
việc lợp nhà, đan rổ rá, trồng rau Khổng Minh và cấy lúa đã nêu ở trên, dân
tộc Thái cũng có truyền thuyết kể rằng, đỉnh nóc của đại điện phật tự Thái
tộc của họ là mô phỏng cái mũ của Gia Cát Lượng mà làm ra. Những người
ở Nam Trung cũng thường gọi trống đồng là trống “Gia Cát”, thể hiện tổ
tiên họ rất tôn kính và tưởng nhớ Gia Cát Lượng.
Nghe nói năm đầu Dân Quốc người ở bộ tộc Lật Túc đã từng lưu truyền
như thế này: Người truyền giáo phương tây để tuyên truyền cho đạo Cơ
Đốc, cố ý muốn mọi người quên đi sự sùng bái Gia Cát Lượng, thế rồi đưa
ra một thần thoại như sau: “Thượng đế có hai người con, con cả là Khổng
Minh, con thứ là Gia Tô, quá khứ con cả cai quản, hiện nay thời đại đã biến
đổi, tất cả phải do Gia Tô tiếp quản”.
Câu chuyện lưu truyền này, cũng cho thấy địa vị của Gia Cát Lượng trong
lòng các dân tộc thiểu số.
Song bình tâm suy nghĩ, thành quả thực sự trong chính sách Nam Trung của
Gia Cát Lượng, lại vĩ đại không như ông ta đã nghĩ suy.