thác. Bàng Đức Công được Gia Cát Lượng rất kính trọng. Tư Mã Huy là
bạn vong niên của Gia Cát Lượng, ông thường được gọi là “Thủy kính tiên
sinh", cũng là người có quan hệ với Bàng Đức Công. Tư Mã Huy giỏi quan
sát nhân phẩm và khí chất, danh hiệu “Thủy kính tiên sinh” từ đó mà ra.
Theo sử liệu hiện có Gia Cát Lượng từng đến học Bàng Đức Công và Tư
Mã Huy, chịu ảnh hưởng sâu sắc về suy nghĩ và cử chỉ của họ. Dựa vào
niên kỷ của Gia Cát Lượng, thấy ông không tham gia vào cuộc đấu tranh
kịch liệt giữa “Thanh lưu” và “Trọc lưu”, song ông cũng có tinh thần và tiết
tháo của những phần tử tri thức phái “Thanh lưu” điều này không phải hoài
nghi. Gia Cát Lượng lúc tuổi trẻ thích đọc Lương Phụ Ngâm, cũng thấy rõ
ông tuy chưa làm quan song đối với thời cục và tình thế chính trị vẫn ôm ấp
một sự quan tâm và một sứ mệnh lớn lao.
Điều này khả dĩ giải thích tâm nguyện của Gia Cát Lượng một đời kiên trì
“khôi phục nhà Hán”, “Xuất Sư Biểu” đã mở đầu bằng câu: “Hán tặc không
ít kẻ”. Tuy đã có nhiều chứng cứ rõ ràng, Xuất Sư Biểu chẳng phải do chính
Gia Cát Lượng viết ra mà do ngươi cháu ở Đông Ngô,, là đại tướng Gia Cát
Khác viết ra, song có thể thấy ở đó ngôn hành thái độ thường ngày của Gia
Cát Lượng, phù hợp với sự thể lúc đó. Thực ra tính hợp pháp của vương
triều Đông Hán, trải qua khởi nghĩa Hoàng Cân và loạn Đổng Trác tiếp đó
đã sớm bị phá sản. Song những phần tử tri thức từng đấu tranh dẫn đến bi
kịch nghiêm trọng, vẫn giữ quan niệm phái “Thanh lưu” của họ, có thể nói
là rất cố chấp. Với hình thái ý thức này đeo đẳng, họ gắng gỏi thực hiện
suốt một đời. Gia Cát Lượng tuy là một nhà chiến lược thực tế, song vẫn
không nghĩ đúng về bản thân thực lực, thời vận, thực hiện cuộc chiến tranh
Bắc phạt chống Tào Ngụy, cuối cùng dần đến “Kỳ Sơn giữa trận từ trần,
khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”, để lại một bi kịch cá nhân, đấy là ảnh
hưỏng của phái Thanh lưu, vẫn còn hướng về nhà Đông Hán.
Sau tai họa bè đảng lần thứ 2, Ninh Đế tuổi còn nhỏ, bị phái hoạn quan thao
túng, triều chính Đông Hán suy vong đến cực điểm.
Ninh Đế đầu óc không sáng suốt, thường rất thích những thứ xa hoa. Năm
Quang Hoà nguyên niên, ông hạ lệnh xây ở phía tây Ly Cung một cung thất
mỹ lệ. Do dự toán không đủ, Ninh Đế phải nghe theo hoạn quan, công khai