Lúc Trương Kiệm bị bắt, Lý Ưng đang lữ du ở xa, có người nhà vội báo cho
ông rõ, khuyên ông hãy lập tức trốn đi. Song Lý Ưng cho rằng mình đã
ngoài 60 tuổi, quốc gia hữu nạn, sao có thể lánh đi, huống như “sinh tử có
mệnh, chẳng thể làm khác”. Bèn chủ động nhận án, bị tra khảo nặng nề, bất
khuất chịu chết. Tai họa bè đảng lần này có đến hơn trăm danh sĩ phái
Thanh lưu bị giết, những nhà nho học nổi danh thiên hạ, tuy không tham dự
sự kiện ấy song bị vu cáo hãm hại cũng đến 600 người, làm chấn động
trong triều ngoài nội, tiếng ác của hoạn quan càng lan toả, trở thành đối
tượng căm giận của những nhân sĩ trong toàn quốc.
Phạm Bàng là người đứng đầu nhóm “Bát cổ”, sau khi triều đình truy bắt
những người bè đảng, tự động gặp tri huyện chịu án, song tri huyện Quách
Ấp vốn quý mên Phạm Bàng có ý che dấu.
Phạm Bàng khảng khái nói: “Tôi có chết, thì mọi hoạn nạn mới chấm dứt,
tôi trốn thì lụy đến cả nhà, hơn nữa mẹ già cũng phải trăm bề khốn đốn
nữa!”
Tuy Quách Ấp vẫn có ý muốn cứu, song lão mẫu của Phạm Bàng cũng đến
mà bảo rằng: “Lý Ưng và Đỗ Mật đều biết đã cùng đường, con ta sao nỡ
một mình trốn tránh? - Như vậy thì một đời còn được giá trị gì?”.
Người nghe đều không cầm được nước mắt, Phạm Bàng lâm nạn khi mới
33 tuổi.
Sau tai họa bè đảng lần thứ 2, những người phái Thanh lưu còn sót lại, phải
lánh mình trong rừng rú, họ không xuất đầu lộ diện, mà lấy giữ mình làm
trọng, tu dưỡng tính tình làm kẻ ẩn sĩ, cuối đời Đông Hán thấy không ít
những người ở ẩn như vậy, họ nhận được sự kính trọng của dân gian.
Chuyện Viên Hoành trong “Hậu Hán thư” có ghi, Viên Hoành là một người
theo bè đảng Thanh lưu, có tiếng tăm, gặp tai họa bè đảng, ẩn cư ở làng
xóm, được sự che chở của địa phương suốt 18 năm, khi Hoàng Cân khởi
nghĩa, bởi biểu thị sự tôn trọng với Viên Hoành, làng xóm mà ông ta ẩn cư
chưa từng bị quấy nhiễu.
Chuyện ẩn sĩ trong “Hậu Hán thư” có ghi, Bàng Đức Công là một ẩn sĩ cư
trú ở Hiện Sơn, gần miền Tương Dương Kinh Châu. Nghe nói thứ sử Kinh
Châu là Lưu Biểu từng nhiều lần mời ông ta ra làm việc, song đều bị thoái