cùng chịu án với Lý Ưng. Danh tiếng của Lý Ưng cũng bởi sự kiện này lại
càng lan toả hơn.
Quách Thái là một lãnh tụ rất nổi tiếng, tên chữ là Lâm Tông người huyện
Giới Hưu, quận Thái Nguyên. Tuổi nhỏ cảnh nhà bần hàn song vẫn một
mực theo học danh sư Bá Ngạn suốt 3 năm, tinh thông các sách cổ kim, lại
học được tài ăn nói, khi Quách Thái lần đầu đến bái yết Lý Ưng, Lý Ưng rất
cảm mến nhân phẩm của Quách Thái, khiến Quách Thái rất nhanh chóng
trở thành nhân vật lãnh đạo Thái học sinh trong phái Thanh lưu. Khi xảy ra
chuyện Trương Sóc, Quách Thái rất hăng hái càng thêm thân thiết với Lý
Ưng, đến mức rất tuyên dương việc làm này của Lý Ưng, tư đồ Hoàng
Quỳnh từng khuyến khích Quách Thái ra làm quan song cũng nói: “Tôi
đêm xem thiên tướng, xét nhân sự khí tượng băng hoại, chẳng nên chèo
chống mà làm gì”. Câu nói này lập tức trở thành danh ngôn của phái Thanh
lưu, Quách Thái khi lữ hành qua Trần Lương, đội một chiếc khăn xếp, và
mau chóng kiểu đó được lưu hành, các phần tử tri thức đều tranh nhau mô
phỏng, gọi đó là “khăn xếp Lâm Tông” khiến cho danh tiếng cá nhân Quách
Thái lại càng thêm cao. Thái độ cứng rắn của Lý Ưng cũng làm cho thanh
thế của “Thanh lưu” càng thêm tăng, đương thời đã được gọi là thiên hạ
danh sĩ, gồm có những nhóm “Tam quân”, “Bát tuấn”, “Bát cổ”, “Bát cập”,
Lý Ưng được tôn làm người đứng đầu của Bát tuấn, còn Quách Thái thì nổi
tiếng trong phái Bát cổ.
4. Bi kịch đã qua, ý thức đổi mới của giới học thuật.
Một năm sau “tai họa bè đảng” lần thứ nhất, Hoàn Đế từ trần, Lưu Hoành
mới 12 tuổi lên kế vị gọi là Ninh Đế, cải niên hiệu là Kiến Ninh. Ninh Đế
còn quá nhỏ, phái hoạn quan nhân cơ hội đó lại hoành hành bá đạo. Những
phần tử tri thức phái “Thanh lưu” lại tranh đấu ác liệt với phái hoạn quan,
cuối cùng sự việc lại càng nghiêm trọng.