Trong khi ngoại thích và hoạn quan luân phiên nhau đoạt quyền, đến cuối
đời Đông Hán, những phần tử tri thức tận trung báo quốc, cũng bị cuốn vào
vòng xoáy tranh quyền khiến cho tình hình lại càng phức tạp.
Giai tầng sĩ đại phu của Đông Hán vốn dĩ lấy Khổngluận làm cơ sở (chỉ
nhân cách kẻ sĩ), họ được các trưởng quan địa phương tiến cử với triều
đình. Danh mục tiến cử gồm có “Hiền Lương”, “Phượng Chánh”, “Mậu
Tài”, kể từ Hán Quang Vũ đế, người khai sáng vương triều Đông Hán đã
coi trọng khí tiết kẻ sĩ, bởi vậy ông ấy lấy học thuyết nho gia làm cơ sở,
“Đức Hành” là điều kiện hàng đầu của kẻ làm quan.
Bởi sự tranh quyền giữa ngoại thích và hoạn quan ngày mỗi kịch liệt thành
ra lôi kéo nhân mã, họ đều muốn độc chiếm nhân tài để tăng thanh thế cho
mình, khiến các phần tử tri thức càng bị lâm vào ngõ cụt, bởi vậy tạo thành
ý thức chống đối phổ biến của tầng lớp kẻ sĩ với ngoại thích và hoạn quan.
Chế độ suy tiến người tài cũng khiến cho tầng lớp sĩ đại phu trở thành
những người giỏi nghị luận chính trị và có tài phê bình. Những phần tử tri
thức bất khuất ấy gọi sự phê bình của họ là “Thanh nghị”. Còn một số a dua
với ngoại thích và hoạn quan theo đuổi quyền lợi gọi là “Trọc lưu”. Đối lại
là những phần tử tri thức nho học chân chính “Thanh lưu”. Có lúc, học sinh
ở Lạc Dương và các nơi, đến hơn 2000 người tràn vào kinh thành, tôn
Quách Thái và Giả Bưu làm thủ lĩnh, nghiêm khắc phê bình sự lộng hành
triều chính của bọn hoạn quan.
Trong triều đình, trái lại những bậc quan cao của phái hoạn quan như Lý
Ưng, Trần Phiên, Vương Sướng lại thành ra lãnh tụ của phái Thanh lưu rất
được ủng hộ, trong đám học sinh vẫn lưu truyền câu nói: “Khuôn mẫu thiên
hạ là “Lý Nguyên Lễ (Lý Hưng)”, chẳng sợ cường quyền là Trần Trọng Cử
(Trần Phiên), tuấn kiệt thiên hạ là “Vương Thúc Mậu” (Vương Sướng).
Lý Ưng “Khuôn mẫu thiên hạ” đương thời làm quan Tư lệnh úy (cai quản
cấm vệ ở kinh đô), khi làm trưởng quan, công chính nghiêm minh, rất nổi
tiếng, phàm những người được gặp Lý Ưng đều có địa vị rất cao ở “Thanh
lưu”, cũng có rất nhiều đệ tử theo học ông, bởi vậy người đương thời đều
gọi là “Đăng long môn” (Cửa rồng). Trần Phiên làm quan Thái úy (đứng
đầu về quân sự) Vương Sướng từng làm Tư không (làm giám sát), họ đều ở