Quan hệ vua tôi trong triều trở nên căng thẳng, Lương Ký phải sớm hành
động trước, hạ độc Chất Đế, lại lập ra Hoàn Đế mới mười lăm tuổi. Song
lần này được sự trợ giúp của Tào Đằng, thuộc lãnh tụ phái hoạn quan ôn
hoà mà không xảy ra tranh giành lưu huyết, Lương Ký tiếp thu đề nghị của
Tào Đằng, cùng lập ra Hoàn đế.
Trong thời gian 20 năm, Lương Ký cơ hồ một mình thao túng triều chánh,
chẳng có ai dám đối kháng với ông ta. Tháng bảy năm thứ hai Diên Hy,
Lương thái hậu từ trần, Hoàn đế lập tức cùng với hoạn quan Đan Siêu đồng
mưu, phát động chánh biến võ trang, Lương Ký bị bức phải tự sát, cả gia
tộc họ Lương đều bị tàn sát và lưu đầy. Từ đó về sau lực lượng hoạn quan
dần dần lấn lướt ngoại thích, một mình lộng hành ở triều chánh suốt 30 năm
(từ năm 159 đến 189) năm Vĩnh Khang nguyên niên Hoàn Đế từ trần, Ninh
Đế mới 12 tuổi lên ngôi, Đậu Vũ là anh của Đậu Thái hậu kết hợp Thái phó
Trần Phiên, âm mưu trừ diệt hoạn quan cơ sự bị bại lộ mà hai bên đều bị
hại, lại xảy ra tấm bi kịch của những phần tử trí thức - "Cái họa bè đảng lần
thứ hai”. Trong thời kỳ Ninh Đê ở ngôi quyền lực của hoạn quan cũng đạt
đến đỉnh tối cao, lại trở thành kẻ địch của những phần tử tri thức quan tâm
quốc sự.
Năm thứ sáu Trung Bình, là năm 189 sau Công Nguyên, Ninh Đế từ trần,
Thiếu Đế mối 14 tuổi lên ngôi, Hà thái hậu nắm chánh sự, người anh của
thái hậu là đại tướng quân Hà Tiến ngầm mưu liên kết với quân Tây Lương
do Đổng Trác cầm đầu, trừ diệt hoạn quan, song âm mưu bị tiết lộ, Hà Tiến
bị dụ vào cung rồi bị giết, quan tư lệ hiệu úy Viên Thiệu nhân thời cơ dẫn
quân đánh vào cấm cung trừ sạch hoạn quan, sử sách gọi là “sự biến nội
cung đời Trung Bình”. Trải suốt mười năm tranh giành quyền lợi giữa ngoại
thích và hoạn quan đến đây hai bên đều bị tổn thương lốn dẫn đến đại loạn
quân phiệt cát cứ, vương triều đại Hán cũng bởi thế mà diệt vong.
3. Bi kịch của phần tử tri thức: cấm ngặt bè đảng.