Binh pháp Tôn Tử chỉ ra phương pháp bố cục tạo hình, chỉ rõ rằng “Việc
binh có hình giống như nước”, binh chẳng phải vô hình mà phải cũng
giống như hình thái của nước vậy, khiến người ta không mò được đầu mối
mới được. Khi lực lượng yếu phải tùy hoàn cảnh biến hoá mà cần yên, ở
hình vuông thì nước có hình vuông, song ở hình ống thì nước có hình ống.
Nước chẳng có lực lượng, tùy hoàn cảnh mà biến hình, song một khi phát
huy sức mạnh, trở thành Hồng Thủy cuộn xoáy, thì tường đồng vách sắt gì
cũng không ngăn cản được. Nếu bất động thì thôi, đã chuyển động thì có
thế lớn kinh người, đấy là sức mạnh quan trọng nhất của “việc binh giống
như nước”.
Trong cuộc tuyển cử tổng thống Mỹ năm 1984 Đảng dân chủ đưa ra ứng cử
viên, nghĩ đến một hình tượng tổng thống hoàn toàn không giống trước đó,
không ngừng đưa ra hình thái ý thức về lý tưởng của mình để trưng cầu,
quá nhấn mạnh lập trường của mình mà không chú ý đến tính đàn hồi của
chính sách. Khi đưa ra ý kiến “Chẳng có sách lược mới là sách lược”,
“Chẳng có chủ nghĩa mới là chủ nghĩa”, để trưng cầu, Đảng dân chủ ưu
thế lớn trong cuộc bầu cử lại gặp phải thất bại lớn chưa từng có.
Gia Cát Lượng lập kế hoạch bắc phạt đã nắm chắc nguyên tắc này. Tuy đối
phương có số quân và của cải chiếm ưu thế tuyệt đối, song chỉ cần có kế
hoạch tập trung lực lượng, nhằm mục tiêu không lớn, cũng không thể không
sáng tạo ra ưu thế lớn. Niềm tin của Gia Cát Lượng chính là ở đấy.