Lưu Thiện và các phụ tá phụ trách, yêu cầu phải triệt để phân rõ vai diễn
của từng người.
Đấy không những là những lời can gián chính thức của kẻ đi xa đối với đức
vua, mà đấy cũng là những lời kiến nghị sáng tỏ về việc lãnh đạo điều hành.
Chẳng phải là những lời trung nghĩa sáo rỗng kiểu “Bát cố”, mà từng câu
đều là những sách lược cụ thể để thi hành. “Xuất Sư Biểu” sự thực dã cảm
kích lòng người có thể chính là ở đấy.
Ngoài ra “Xuất Sư Biểu” cũng là một luận văn ưu tú rất có giá trị văn học.
Tô Đông Pha là văn hào đời Bắc Tông được xếp là tám đại gia Đường
Tống, cho rằng Gia Cát Lượng xứng đáng được kể là nhà văn học ưu tú;
văn chương của ông khá rõ ràng mà lưu loát diễn đạt dược cách nghĩ của
mình, chẳng có lời nào thừa. “Xuất Sư Biếu” lời văn giản dị, nội dung khá
hoàn chỉnh, ý tứ thẳng thắn, tình cảm phong phú lại thành khẩn, thực là văn
chương hay thiên cổ khó thấy. Tô Đông Pha lại chỉ ra, Gia Cát Lượng rất vĩ
đại mà khiến người ta hết mực yêu mến, là bởi ông ta danh tiếng và thực tế
đều nhất quán, chỉ có người tư lự tận trung, thành khẩn mới có thể viết ra
những câu chữ sáng tỏ mà cảm động lòng người như thế. Sau khi trình lên
bản “Xuất Sư Biểu”, Gia Cát Lượng lại lấy danh nghĩa của Hậu chủ Lưu
Thiện, viết một tờ chiếu thư thảo phạt Tào Ngụy. Chiếu thư đề cập cùng với
Tôn Quyền hợp mưu hỗ trợ làm thế ỷ giốc, lại còn đối với các tộc người ở
Lương Châu như Chư Quốc, Nguyệt Chi, Khang Cư, Hồ Hầu, Chí Phú,
Khang Thực cũng sẽ phái quân giúp đỡ, cho nên quân bắc phạt sẽ đạt đến
hơn 20 vạn người. Như vậy so với 5 vạn quân hắc phạt thực tế có sai biệt
rất lớn, chỉ là dùng để làm công cụ tuyên truyền chính trị mà thôi.
Sau đó Gia Cát Lương dẫn quân bắc phạt, đóng doanh trại ở Hán Trung, đại
bản doanh thì đặt ở Dương Bình Quan vùng Miện Thủy.
Lời bình của Trần Văn