Gia Cát Lượng khi ở triều đình, thì Lưu Thiện dẫu có thế nào cũng không
quan trọng, song Gia Cát Lượng không ở triều đình, nếu như Lưu Thiện vẫn
thân gần với kẻ tiểu nhân thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự thúc đẩy công việc
triều chính. Ở đây, “Xuất Sư Biểu” giống như là một người cha đang ở xa
dặn đi dặn lại và răn bảo đứa con phải thân hiền thần, xa tiểu nhân, lời lẽ
khẩn thiết, chân tình lộ rõ, thực khiến người ta phải cảm động.
Để Lưu Thiện đang ở yên mà biết nghĩ đến nguy hiểm, Gia Cát Lượngnhắc
nhở ông ta nay tuy thiên hạ chia ba nhưng Thục Hán chỉ có Ích Châu vẫn là
bé nhất trong ba nước, lại thêm Lưu Bị kiến quốc không lâu đã từ trần, đích
xác là sáng nghiệp chưa được nửa đường đã mất, Ích Châu suy yếu, đang là
lúc then chốt của sự nguy cấp tồn vong.
Chỉ ra chỗ nguy cơ, đương nhiên cũng bày tỏ rõ chỗ cơ hội, văn võ bá quan
của Thục Hán có tư chất và lòng trung thành đích xác cao hơn Tào Ngụy,
cho nên điều quan trọng nhất là Lưu Thiện với cương vị người chủ chẳng
thể có thái độ khinh bạc, khiến cho những kẻ bầy tôi trung nghĩa phát huy
được tài năng. Tiếp đó Gia Cát Lượng lại nói cụ thể Lưu Thiện phải làm
ông chủ như thế nào, nhân tài phụ tá và công việc thực tế thì đã do Gia Cát
Lượng sắp đặt trước, về mặt hành chính có Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng
Doãn, về mặt quân sự đã có Hướng Sủng. “Ông chủ” Lưu Thiện chỉ cần bất
luận là việc trong dinh trong phủ, đều chỉ cần bình thản khiêm nhường bàn
bạc với họ là xong. Sợ Lưu Thiện tuổi trẻ nóng nảy, Gia Cát Lượng lại đặc
biệt đưa ví dụ giải thích nguyên nhân chủ yếu khiến Tiền Hán, Hậu Hán
hưng suy, cùng những việc Lưu Bị đã làm, nghiêm khắc cảnh cáo Lưu
Thiện, chớ như Hoàn đế, Linh đế ngu muội, không được việc gì.
Phần thứ ba kể rõ nguyên nhân chủ yếu mà mình phải phát động bác phạt là
để hoàn thành di nguyện của Lưu Bị. Chẳng phải là bởi dã tâm của mình,
càng chẳng phải bởi nhân cơ hội mà khuếch trương quyền thế. Bởi thế cho
nên mong muốn Lưu Thiện phải hết sức phối hợp thân hiền thần, xa tiểu
nhân, làm tốt công việc trong nước, để tránh cho ông ta đang ở tiền tuyến
vẫn phải lo lắng hậu phương. Cuối cùng, Gia Cát Lượng cụ thể làm rõ ranh
giới công việc của mình và Lưu Thiện. Công việc bắc phạt ủy thác cho
mình phụ trách, nếu như thất bại thì cứ trách phạt. Việc nội chính thì do