4. Có thể với “Xuất Sư Biểu”, quỷ thần cũng phải khóc than
Sau khi hoàn thành việc sắp xếp đội quân bắc chinh, Gia Cát Lượng trình
lôn Hậu chủ Lưu Thiện bản “Xuất Sư Biểu” thiên cổ còn truyền tụng.
Thừa tướng Văn Thiên Tường cuối đời Nam Tống để lại di bút trong
“Chính khí ca”, khi đánh giá cao Xuất Sư Biểu có nói, “Có thể với Xuất Sư
Biểu, quỷ thần cũng phải khóc than”. Nho gia đời sau cũng thường nói:
“Đọc Xuất Sư Biểu mà không khóc chẳng phải là người có lòng trung”.
Xuất Sư Biểu đích xác đã thể hiện đầy đủ niềm trung thành sáng láng của
Gia Cát Lượng với vương triều Thục Hán. Đặc biệt đọc nguyên văn ghi
chép lại dưới đây, từ lời văn và khí chất ở đó chúng ta có thể thấy rõ nhân
cách và khí chất của Gia Cát Lượng:
“Tiên đế sáng nghiệp chưa đến nửa đường đã từ trần, nay thiên hạ chia ba,
Ích Châu suy yếu, sự nguy cấp tồn vong ở ngay trước mắt. Cho nên kẻ bày
tôi chầu chực không thể lười nhác, một lòng trung thành quên cả thân mình,
đã rằng đi theo Tiên đế, muốn báo đền với Bệ hạ. Rất mong Bệ hạ nên lắng
nghe rộng rãi, để sáng đức tốt cho Tiên đế, phải rộng thúc đẩy chí khí,
không nên khinh bạc, dẫn đến điều thất nghĩa sẽ lấp lối. Sự trung thực của
kẻ can gián.
Ở trong cung phủ, đều là một thể, phải rõ sự thiện ác, không nên nhầm lẫn.
Nếu như có điều sai phạm hoặc thiện tâm, nên giao cho sở ty luận rõ mà
thưởng phạt để làm sáng đạo lý của Bệ hạ, không nên tư riêng để có chỗ
pháp luật trong ngoài sai khác.
Các quan Thị Trung, Thị lang như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn đểu
là hiền thần, có chí lớn và trung thành, là những người mà Tiên đế đã lựa
chọn để lại cho Bệ hạ. Theo ngụ ý thì làm việc ở trong cung, việc không kể
lớn nhỏ, đều phải bàn kỹ, sau mới thi hành, để có thể lấp được sự rò rỉ, có
ích rộng rãi. Tướng quân Hướng Sủng, tính hạnh thuần thục, hiểu rõ việc
quân, qua những việc ở ngày trước, Tiên đế khen là có năng lực, cũng là do
quần chúng tiến cử vào trọng trách. Theo ngu ý phàm việc ở trong doanh
trại ắt phải bàn bạc kỹ, mới có thể khiến quân đội hoà thuận có được ưu thế.
Thân hiền thần, xa lánh kẻ tiểu nhân, nhờ thế mà nhà Tiền Hán đã hưng
thịnh vậy, thân với kẻ tiểu nhân, xa lánh hiền thần, bởi thế mà nhà Hậu Hán