KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 499

Việc tác chiến rất cần có tài chính, trải qua việc điều hành có kế hoạch của
Gia Cát Lượng, lực lượng kinh tế của Thục Hán so với ba nước, có phần
nổi trội. Sau khi bình định Nam Trung, lại giành được không ít vàng, bạc,
muối, sắt, trâu cày, ngựa chiến, sừng tê giác cống nạp, đối với trù bị của
quân phí Thục Hán, đích xác có giúp đỡ rất lớn. Song chinh phạt Đông Ngô
thất bại, lại thêm hành động quân sự nam chinh vừa rồi, ắt tiêu sài kinh phí
không ít, đối với Thục Hán chỉ cai quản có một châu, phải liên tục chuẩn bị
kinh phí nhiều như vậy, đích xác là rất không dễ dàng gì. Bất luận binh lực,
tài chính hiển nhiên đều ở thế yếu, vì sao Gia Cát Lượng lại có hành động
chủ động công kích nhỉ? Gia Cát Lượng vẫn là người thực tế, quyết tâm
như vậy thực khiến người ta rất khó hiểu!
Có một số nhà sử học cho rằng Gia Cát Lượng theo đại nghĩa, không thể
không làm như vậy, bởi thế càng dễ thấy lòng trung thành và sự vĩ đại của
Gia Cát Lượng, “Hán tặc không thể tranh ngôi, vương nghiệp không thể đổi
dời”. Không nghĩ đến mọi điều bởi chức phận khôi phục nhà Hán, hiển
nhiên tinh thần của Gia Cát Lượng thật lớn lao.
Cách nói này, thực ra khá phù hợp với phái “Bát cổ”, đánh nhau và phải tiêu
tốn rất nhiều nhân lực và tiền tài, biết rất rõ chưa có thể thắng được, biết
không thể làm lại miễn cưỡng mà làm, về công việc cá nhân có thể được
gọi là anh hùng, song thống lĩnh vài vạn binh mã trong tay, với thái độ như
vậy là rất không có trách nhiệm, tin rằng Gia Cát Lượng vốn có trí tuệ và
cẩn thận chẳng muốn làm vậy.
Cũng có một số nhà sử học cho rằng, hành động bắc phạt của Gia Cát
Lượng là lấy công kích thay phòng ngự, thực ra chẳng cần thắng lợi, chỉ hy
vọng quân dân nước Thục phải cánh giác, chẳng thể đam mê hưởng lạc,
cách nói này hiển nhiên thiếu thưòng thức quân sự học.
Ngoài đội quân du kích, ắt phải không ngừng vận dụng chiến thuật chủ
động tấn công quấy rối ở những điểm bất định, nói chung tấn công hữu
hiệu, so ra có binh lực gấp từ 5 đến 10 lần so với phòng ngự, Tôn Tử binh
pháp nói đến: “Có mười thì bao vây, có năm thì tấn công”. Nếu binh lực, tài
lực kém hơn người khác, lại lấy tấn công thay cho phòng ngự, hơn nữa lại
một mặt liên tục phát động viễn chinh đường dài, đấy không nghi ngờ gì là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.