3. So sánh quân lực giữa Ngụy và Thục
Năm Thục Hán Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng lệnh cho
Trung thư lệnh Trần Chấn, Trưởng sử Trương Duệ, Tham quân Tưởng
Uyển cùng giữ Thành Đô, thay thế ông ta điều hành việc nước. Tướng quân
Hướng Sủng làm tổng chỉ huy đội quân giữ Thành Đô, phụ trách nhiệm vụ
bảo vệ an toàn cho kinh thành.
Biên chế quân bắc phạt như sau:
- Tổng tư lệnh: Gia Cát Lượng tự đảm nhiệm
- Bộ tham mưu: Dương Nghi, Đổng Quyết, Thoán Tập, Đỗ Nghĩa, Phàn
Kiến.
- Tổng bộ tham mưu chủ lực: Mã Tắc, Lý Thịnh, Cao Tường, Ngô Ban,
Hoàng Tập, Hồ Tế.
- Tổng chỉ huy tiền quân: Trấn bắc tướng quân kiêm Lương Châu thứ sử
Ngụy Diên
- Đạo quân tiên phong: Trương Dực, Vương Bình
- Tổng chỉ huy hậu quân: Phấn uy tướng quân Mã Trung.
- Đạo quân phụ thuộc: Trương Nghi, Lưu Đàm
- Tổng chỉ huy quân sự dự bị: Trấn đông tướng quân Triệu Vân.
- Đạo quân phụ thuộc: Đặng Chi, Hướng Lãng.
- Quân hậu cần: Mã Đại, Lưu Hoá.
Theo như biên chế trên, cơ hồ đã động dụng các tướng lĩnh Thục Hán hiện
có, song theo ghi chép lịch sử, biên chế quân đoàn vào khoảng 5 vạn người.
Hiển nhiên Gia Cát Lượng chưa dốc túi ra hết, ông ta tựa hồ không dự định
một đòn tiêu diệt Tào Ngụy, lấy quan hàm của Ngụy Diên là Lương Châu
thứ sử mà xem, mục tiêu thứ nhất của cuộc bắc phạt là kiềm toả Lương
Châu mà thôi. Trừ quân chủ lực bản bộ, biên chế ở các quân đoàn khác
thường là nhỏ, số lính ỏ mỗi đội quân vào khoảng 5000 người. Sự chỉ huy
của Gia Cát Lượng vận dụng chế độ phân quyền rõ ràng, chỉ huy các đạo
quân có năng lực tác chiến khá độc lập.