đào mồ tự chôn mình, tin rằng Gia Cát Lượng chẳng dại gì mà vận dụng
chiến lược và chiến thuật như vậy.
Phán đoán về sự hợp lý và khả năng, thấy rằng bất luận là có nghĩ đến sự an
toàn phòng ngự Thục Hán, hoặc là nghĩ tìm cơ hội đánh bại Tào Ngụy, khôi
phục nhà Hán, Gia Cát Lượng ắt phải nhằm mục tiêu thứ nhất để chiếm lấy
trong cuộc bắc phạt, đó là Lương Châu.
Sau khi Lưu Bị đông chinh thất bại, Kinh Châu đã dứt khoát không đoạt lại
được, nếu chỉ có một châu, chính quyền Thục Hán vẫn thường như ở trước
giông gió, bởi thế Gia Cát Lượng ắt phải mau chóng tìm một châu nữa để
tăng sự cai quản, đủ thực sự duy trì cục diện ba chân đỉnh lớn.
Khả năng lớn nhất đánh chiếm được là vùng Lương Châu mà Tào Ngụy
đang cai quản và vùng Quan Trung của khu Tư lệ mà trung tâm là Tràng
An. Vùng này Tào Tháo cuối đời mới cai quản được, lại thêm có danh
tướng Mã Siêu nổi tiếng ở Quan Trung và Lương Châu, bị Tào Tháo đánh
đuổi mà theo về với Lưu Bị, rất được trọng dụng. Mã Siêu với các thủ lĩnh
địa phương ở đấy vẫn có quan hệ, bởi thế quân dân địa phương có ấn tượng
với Thục Hán khá tốt, lại nữa sự cai quản của chính quyền Tào Ngụy đối
với vùng này vẫn là rất đau đầu. Như trên đã nói, nếu thuận lợi chiếm được
Lương Châu và Quan Trung, rất có thể liên hợp với Đông Ngô từ các phía
tây bắc, tây nam, đông nam mà giáp kích Tào Ngụy, lại nữa kinh thành Lạc
Dương của Tào Ngụy sẽ bị uy hiếp trực tiếp đối với dân tâm sĩ khí của Tào
Ngụy sẽ là một đòn đánh rất lớn. Như vậy chẳng những có thể cải biến
được thế yếu của Thục Hán, hơn nữa đối với sự nghiệp khôi phục nhà Hán
cũng có được sự giúp đỡ về thực chất.
Tin rằng Gia Cát Lượng nhìn nhận như vậy để phát động cuộc bắc phạt lần
này.
Vì sao Gia Cát Lượng vói một binh lực ít hơn lại chủ động tấn công Lương
Châu? Ông ta tin tưởng vào đâu? Đã vận dụng sách lược gì? Sự thành bại ra
sao? Trong những chương sau, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể.