khai tự biện hộ; nếu như thực có việc ấy, Mạnh Đạt ắt sẽ hoảng sợ, mà lộ ra
hành động sơ xuất. Mạnh Đạt được biết tin tức, quả nhiên rất hoảng sợ, Tư
Mã Ý lại phái Tham quân Lương Kỳ, đưa một phong thư thăm hỏi do tự tay
Tư Mã Ý viết, cố ý bày tỏ sự quan tâm đối với những tin loan truyền vừa
rồi, lại khuyên Mạnh Đạt lên đường về triều đình, yết kiến Tào Tuấn, để
bày tỏ rõ lòng mình.
Sau đó, Mạnh Đạt thiếu khí chất rất lấy làm hoang mang, ông ta nói chung
không nghĩ đến sự ứng biến, chỉ nghĩ đến việc mau chóng phản biến về lại
Thục. Ngay khi sứ giả của Tư Mã Ý vừa dời khỏi thành Thượng Dong,
Mạnh Đạt lập tức phái người đưa thư đến Gia Cát Lượng, xin được phái
quân tiếp ứng. Động tác này không thoát khỏi sự nhòm ngó của Tư Mã Ý,
bởi thế ông ta phán đoán việc Mạnh Đạt tạo phản là có thực.
Mạnh Đạt cũng biết Tư Mã Ý ắt sẽ tăng cường giám sát ông ta, song ông ta
thực tế không biết phải làm gì, cho nên chỉ biết mau chóng tiến hành khởi
nghĩa. Trong thư gửi cho Gia Cát Lượng có nói: “Tư Mã Ý đóng quân ở
Uyển Thành, cách Lạc Dương 800 dặm, cách Tân Thành 1200 dặm. Bởi Tư
Mã Ý biết tôi khởi nghĩa, ắt sẽ báo cáo cho Tào Tuấn ở Lạc Dương, lại từ
Tào Tuấn đưa ra mệnh lệnh chính thức, phái Tư Mã Y từ Uyển Thành dẫn
quân đến đánh Tân Thành, nếu như vậy ít ra cũng phải mất một tháng trở
lên. Đến lúc ấy, Mạnh Đạt sớm đã bố trí được phòng thủ ở Tân Thành. Ví
như Tư Mã Ý dẫn đại quân đến, cũng chẳng phải lo lắng. Huống chi đối
tượng phòng ngự của Tư Mã Ý, chủ yếu là Đông Ngô, lại thêm Tân Thành
địa thế hiểm trở, vì thế chẳng thể trong thời gian ngắn mà đánh chiếm được
ngay. Bởi thế, Tư Mã Ý để không ảnh hưởng đến công việc chính thức nhất
định sẽ chỉ phái một viên tướng đến đó. Chỉ cần Tư Mã Ý không tự dẫn
quân đến, thì quân Tào Ngụy tiễu phạt sẽ chẳng đông lắm”.
Thực ra, đấy chỉ là cách nghĩ chủ quan của Mạnh Đạt. Đối với một tướng
lĩnh đảm đang, há sẽ ngại việc mà không có trách nhiệm như thế? Bởi thế
khi Gia Cát Lượng nhận được phong thư này, không khỏi kinh hãi biến sắc,
vội than rằng: “Rất chủ quan, rất thô thiển, Mạnh Đạt đã thuộc làu binh thư,
há chẳng biết câu “tướng ngoài biên, mệnh lệnh có chỗ không theo”. Trong
vùng cai quản của mình, có kẻ phản loạn, đâu có còn phải báo cáo với