khi thôn tính được lãnh thổ Đông Ngô, mới có đủ lực lượng tiến binh bắc
phạt Trung Nguyên vậy.
Song Tôn Quyển có thủ hạ hiền tài rất nhiều, văn võ đại thần đều hoà thuận
với nhau, chẳng phải một sớm một tối có thể bình định được. Nếu cứ kéo
dài nhì nhằng ở đấy ắt chỉ có lợi cho Tào Ngụy, đấy chẳng phải là thượng
sách.
Hiến Văn đế lấy lời lẽ khiêm nhường mà đối phó với Hung Nô, Tiên đế
cũng chủ trương hoà hiếu với Đông Ngô, đấy đều là đạo lý quyền biến, suy
nghĩ xa xôi, xét đến đại kế sách quốc gia lâu dài mà chẳng phải sự phẫn nộ
nhất thời của kẻ thất phu vậy.
Cũng có người cho rằng Tôn Quyền lấy ba chân đỉnh lớn làm mục tiêu sẽ
không cùng với chúng ta nỗ lực bắc phạt Tào Ngụy, huống chi họ đã mãn
nguyện, sẽ chẳng dự tính vượt sông đánh Tào Ngụy nữa. Cách nói như vậy,
đều là lẫn lộn phải trái, vì sao vậy?
Tôn Quyền thực ra là có thừa tâm niệm mà không đủ sức lực, cho nên chỉ
nghĩ hạn chế ở Trường Giang mà tự bảo vệ. Tôn Quyền chẳng có thể vượt
quá Trường Giang cũng như Tào Ngụy chưa có thể vượt qua sông Hán
Thủy, đều chẳng phải là có thừa lực lượng mà thấy lợi không tranh giành.
Nếu chúng ta dẫn đại quân bắc phạt, lại bảo với họ nếu thành công sẽ cùng
chia lãnh thổ Tào Ngụy, cùng cai quản quân dân, tôi nghĩ Tôn Quyền dứt
khoát sẽ chẳng ngồi yên. Còn ví như ông ta bất động, chỉ cần hai bên vẫn
giữ thái độ hữu hảo, để khi chúng ta bắc phạt không phải lo nghĩ đến phía
đông, khiến cho đại quân của Tào Ngụy đang ở Hoàng Hà không dám tập
kết hoàn toàn về phía tây, như vậy đối với chúng ta đã là sự dễ chịu rất lớn.
Bởi thế với Tôn Quyền mắc tội dám xưng đế, nghĩ rằng cũng không nên
công khai tỏ thái độ ngay”.
Gia Cát Lượng chẳng những thừa nhận sự thực đã có này, lại chỉ lấy lợi ích
thực tế quốc gia trước mắt để tập trung suy nghĩ, ông kiên trì mục tiêu chiến
lược của mình là tập trung đánh vào kẻ địch hàng đầu là Tào Ngụy, đối với
nước Ngô “chẳng phải là địch mà là đồng chí” chọn lấy nguyên tắc thông
biến, mới là người có trí tuệ sáng suốt. Bởi thế phát biểu giải thích công