KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 588

trọng dụng rất đỗi cảm động. Sau này, Lý Bình đang ở quận Tử Đồng nghe
tin Gia Cát Lượng bị bệnh từ trần, rất đỗi thương tâm, không lâu cũng đột
nhiên phát bệnh nặng qua đời.

Lời bình của Trần Văn
Nghe nói thời Chiến quốc của Nhật Bản có một thần tượng quân sự là Vũ
Điền Tín Huyền, rất thích sử dụng chiến thuật
chim gõ kiến”.
Chim gõ kiến khi tìm các con côn trùng nhỏ ở cây, thường dùng mỏ nhọn gõ
vào vỏ cây, cố ý gây ra tiếng động dẫn dụ những con côn trùng nhỏ ở trong
cây, đương khi côn trùng thò đầu ra để xem có việc gì xảy ra, chim gõ kiến
bèn dùng mỏ tóm lấy côn trùng rất chuẩn xác.
Vủ Điền Tín Huyền cho rằng bất kể đối phương mạnh yếu ra sao, nếu
không nắm rõ địch tình, ông ta nhất định phải chú ý cẩn thận, đầu tiên
dùng một số ít binh lực thăm dò tình hình quân địch rồi mới tiến hành giao
chiến thực sự.
Bởi có chuẩn bị chu đáo, vùng Giáp Châu mà Vũ Điền Tín Huyền cai quản,
lúc đó lực lượng
không lớn lắm, song cũng như Napôlêông luôn luôn khi
phải quyết chiến đều tập kết được binh lực nhiều hơn đối phương để giành
lấy thắng lợi an toàn nhất.
Tín Huyền với sự cẩn thận như thế là một đối thủ đáng sợ nhất với các võ
tướng đương thời. Ngoài sự cẩn thận khi tác chiến, trong đám quần hùng
thời Chiến quốc ở Nhật Bản, Tín Huyền là một người có biểu hiện giỏi
giang nhất về điều hành hậu cần và kinh tế.
Giáp Châu tuy là vùng núi nghèo khổ
song việc cung ứng lương thảo cho
chiến tranh, Tín Huyền vẫn đạt được những thành công lớn nhất.
Lúc ấy ông ta biết rằng ở vùng Tam Hà có một lãnh chúa trẻ tuổi là Đức
Xuyên Gia Khang, là người thận trọng và keo kiệt nổi tiếng, không khỏi
than rằng “đấy mới là hậu sinh ưu tú đáng sợ nhất!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.