Tháng 2, Đại đế Tôn Quyền từ trần, Thái tử Tôn Lương lên nối ngôi, lấy
Gia Cát Khác làm Thái phó, Đằng Dận làm Vệ tướng quân, Lã Đại làm Đại
tư mã cùng phụ tá việc nước.
Gia Cát Khác tự ý tự động, lại học theo người chú Gia Cát Lượng nổi tiếng
đương thời, nóng nẩy phát động việc bắc phạt, tạo thành tình hình chính trị
trong nước Ngô sôi động không yên.
Năm 253 sau Công Nguyên đại tướng quân Phí Vỹ và các chư tướng phòng
vệ Hán Trung cùng dự tiệc ở Hán Thọ. Phí Vỹ cá tính ôn hoà, vẫn không kể
phe phái này nọ, bởi thế mà xem thường việc phòng vệ. Đang lúc uống
rượu say, bị hàng tướng của Tào Ngụy là Quách Tuần mưu sát mà chết.
Lúc đầu, Khương Duy tự cho rằng rất thân thuộc với dân tộc thiểu số
Lương Châu, muốn nhờ giúp đỡ của bộ lạc Khương Hồ, tập kích Lũng Tây,
mỗi lần mang đại quân ra Kỳ Sơn bắc phạt, chủ soái Phí Vỹ đều không tán
thành.
Phí Vỹ nói: “Ta thực kém xa Thừa tướng Gia Cát Lượng. Thừa tướng Bắc
Kinh còn không được như ý muốn, huống chi là ta? Chỉ bằng lo dân giàu
nước mạnh, giữ yên xã tắc, đợi người sau làm giỏi hơn chúng ta mọi việc!
Vội vã quyết thắng bại với kẻ địch, nếu nhỡ ra thất bại ắt sẽ dao động phần
nền móng quốc gia, có hối cũng là muộn vậy”.
Thực ra Phí Vỹ nói vậy chỉ cốt cho qua chuyện, đại bản doanh Thành Đô
triều chính bại hoại, việc chi viện hậu cần không thuận lợi, muốn phát động
đại quân viễn chinh đâu có dễ dàng. Bởi thế Phí Vỹ thường đều cung cấp
cho Khương Duy không quá một vạn quân. Khương Duy tuy oán hận song
cũng không biết làm sao.
Phí Vỹ từ trần, quân đoàn Hán Trung như rắn không đầu, đều do Khương
Duy thống lĩnh. Thiếu mất sự điều tiết của Phí Vỹ, Khương Duy lập tức tập
kết mấy vạn binh lực, từ Vũ Đô kéo ra đánh Lũng Tây, chủ yếu là vị trí
Địch Đạo.
Năm đó Gia Cát Khác từ đông chiến tuyến đến đóng ở Hoài Nam, tháng 5
cho quân vây Tân Thành, Tư Mã Sưlệnh cho Thái uý Tư Mã Phu dẫn 20
vạn quân đối phó với Gia Cát Khác, lại lệnh cho Quách Hoài, Trần Thái dẫn
quân Quan Trưng dốc hết lực lượng, đến giải vây cho Địch Đạo.