bại biết rằng đại thế đã mất, nói với những ngươi xung quanh rằng: “Cha
con ta gánh vác đại sự, lại không có thể sớm chém đượcHoàng Hạo, mới
đến nỗi mắc tội vong quốc hại dân như thế này! Đâu còn có mặt mũi mà
sống nữa”, rồi đơn thương độc mã xông thẳng vào quân địch, không lâu
chết giữa đám loạn quân.
Miên Trúc thất thủ, lại thêm quân chủ lực bên cạnh là quân đoàn Gia Cát
Chiêm bị tan vỡ, Lưu Thiện bởi muốn giảm nhẹ sự thương tổn của trăm họ
đã nghe theo lời khuyên của Quang lộc đại phụ Tiến Chu, đầu hàng Đặng
Ngải, lại phái sứ giả yêu cầu Khương Duy đang giữ Kiếm Các cũng phải
đầu hàng Chung Hội.
Đặng Ngải chiếu theo lễ nghi phong Lưu Thiện làm Hán Vương, kiêm chức
Kiêu kỵ tướng quân. Các cựu thần Thục Hán vẫn thuộc Hán Vương lãnh
đạo, chỉ có một số ít có thực lực là do Đặng Ngải tự thống lĩnh.
Lại lấy Tư Mã Sư Toản làm Thứ sử Ích Châu với Thái thú Lũng Tây là
Khiên Hoằng, cùng lo xử lý việc đầu hàng ở các quận huyện trong nước
Thục.
Đặng Ngải giận Hoàng Hạo gian hiểm làm hỏng việc nước, cho bắt giam,
có ý muốn xử đại hình, Hoàng Hạo phái người hối lộ kẻ thân tín của Đặng
Ngải trong bộ tham mưu, lấy lý do sự việc chưa xác minh rõ chỉ tạm thời
giam giữ đợi xét xử sau.
Khương Duy biết Gia Cát Chiêm đã thất bại, muốn rút quân về chi viện,
dẫn quân từ Kiếm Các rút về vùng Ba Trung. Đại bản doanh của Chung Hội
đến đóng ở Phù Thành, lại phái Hồ Liệt đuổi đánh Khương Duy. Khương
Duy rút đến huyện Kiết, tiếp nhận được chiếu mệnh đầu hàng của Lưu
Thiện, bèn hạ lệnh giải trừ vũ trang, cùng với Liêu Hoá, Trương Dực, Đổng
Quyết đến đầu hàng Chung Hội, khi nghe công bố sắc lệnh đầu hàng, các
tướng sĩ Thục Hán thảy đều vô cùng bực tức, theo nhau dùng đao kiếm
chém xuống đá đến quằn cả lên mới thôi, để cho hả giận giữ.
Chung Hội hậu đãi bọn Khương Duy, lại trả lại ấn quyền, sát nhập vào quân
đoàn. Thục Hán truyền được hai đời, được cả thẩy 43 năm thì mất, tính ra
Gia Cát Lượng mất đã được 29 năm.