Ngô Tử, Lục Thao, Tam Lược, Úy Lạo Tử, không giông vớibút pháp của
Gia Cát Lượng vốn giàu có sáng tạo.
Tuy trong “Tưởng Uyển” có không ít nội dung, cũng tương tự với mục lục
“Gia Cát thị tập” của Trần Thọ, song tuyệt đại bộ phận là do những văn
nhân đời sau thêm mắm muối chỉnh lý ra.
“Tưởng Uyển” và “Tiện ghi” có chỗ giống nhau là đều soạn từ “Tùy thư”,
bàn luận về đạo làm tướng, người đời sau gọi là “Tân thư”, cuốn “Tứ khố
đề yếu” ở đời Thanh có viết:
“Xem xét nội dung 50 thiên “Tưởng Uyển” phần lớn được rút từ sách Tôn
Tử, mà thêm vào những lời thô kệch bất cập, hẳn do người nào đó viết ra”.
Năm mươi thiên “Tưởng Uyển” là:
Binh quyền, Trục ác, Nhân tính, Tướng vật, Tướng khí, Tướng tệ, Tướng
chí, Tướng thiện, Tướng kiêu ngạo, Tướng cường, Dẫn quân, Chọn vật, Trí
dụng, Bất trận, Tướng giới, Giới bị, Tập luyện, Quân đố, Phúc tâm, Cẩn
hận, Cơ hình, Trọng hình, Thiện tướng, Thẩm nhân, Binh thế, Thắng bại,
Giả quyền, Ai tử, Tam tân, Khinh chiến, Địa thế, Tình thế, Kích thế, Chỉnh
quân, Lệ sĩ, Hậu ứng, Tiện lợi, Ứng cơ, Suy năng, Tự gắng, Chiến đạo, Hoà
nhân, Xét tình, Tướng tình, Uy lệnh, Đông Di, Nam Man, Tây Nhung, Bắc
Địch. Cuốn phụ lục 1 và 2 đều nói đến những người đương thời bao gồm
những chiếu thư hoặc thư từ, bài tản văn, bình luận mà Lưu Bị, Pháp Chính,
Lã Khởi gửi cho Gia Cát Lượng.
Phần ghi chép những câu chuyện cũ gồm 5 quyển bao gồm những thiên
“Gia Cát”, “Di Lưu”, “Dung người”, “Chế tác”, “Di tích”, là những ghi
chép lưu truyền ở các địa phương có tính dã sử cũng là những tư liệu
nghiên cứu về Gia Cát Lượng rất quan trọng.