này đều đã được Hoàng phu nhân sáng chế. Tài năng hơn người của Hoàng
phu nhân có thể là nguyên nhân chủ yếu để Gia Cát Lượng xem trọng.
Tương Dương là trung tâm kinh tế chính trị của đất nước Kinh Châu, giao
thông thủy bộ đều rất phát triển, hơn nữa lại tập trung nhiều người tài giỏi,
các phương tiện cũng nhờ đó mà rất dồi dào. Gia Cát Lượng trong thời kỳ ở
Long Trung, vẫn cùng với em trai là Gia Cát Quân tự cày ruộng, song
những lúc nông nhàn ông ta thường bái yết các vị phụ lão nổi tiếng tứ xứ
quanh đó. Ngoài việc hấp thu được học thức cũng sưu tầm và phân tích tình
hình phát triển của đại cục thiên hạ, hơn nữa đối với binh pháp Tôn Tử, ông
cũng đã cảm thụ được sâu xa, sau này những phân tích rõ ràng và có tầm
nhìn xa trong “Long Trung Sách” là kết quả nỗ lực của thời gian này. Nhà
sách lược trẻ tuổi đó trải qua luyện rèn 10 năm, đối với sự quan sát, phân
tích và thấu thị thời cục, đã thấy trước không ít điều tâm đắc sẽ lộ rõ.
Song, qua tiếp xúc trong thời gian ở Long Trung, Gia Cát Lượng đã nhận rõ
ý thức của phái Thanh Lưu. Trong Xuất Sư Biểu có câu: “Hán tặc gồm mấy
kẻ...”. Tuy có thể coi người cháu là Gia Cát Khác làm ra song nghĩ rằng đó
cũng là lời nói thường ngày của Gia Cát Lượng đã ảnh hưởng đến người
cháu. Nhìn bao quát phương châm chính trị của Gia Cát Lượng, không dời
đổi chiến lược liên Ngô chê Tào. Dẫu Gia Cát Lượng là nhà chính trị thực
tiễn xem trọng tình thế khách quan song ông suốt đời vẫn xem Tào Ngụy là
đối địch. Một đời không tiếc cúc cung tận tụy, dẫn đến bi kịch Kỳ Sơn giữa
trận từ trần, với một cố gắng xoay chuyển lớn nhường ấy, để thoả nguyện
phục hưng nhà Hán, rõ ràng đã ảnh hưởng bỏi quan niệm chính trị của phái
Thanh Lưu.
Năm thứ 12 Kiến An đời Hiến Đế, Gia Cát Lượng 27 tuổi, bắt đầu cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của Lưu Bị, một người có quan hệ
huyết thống với Hoàng Tộc, dấn thân vào con đường không ít truân chuyên.
Lời bình của Trần Văn