thù cho cái chết của Kettler, công sứ Đức tại Bắc Kinh, một đạo quân quốc
tế 14.000 người (Nhật, Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Áo, Ý, Đức) tiến quân về Bắc
Kinh ngày 4/8/1900 và cướp phá thủ đô Trung Quốc ngày 13/8/1900.
Trong một bài diễn văn, đọc ngày 27/7/1900 để tiễn đưa quân sĩ Đức lên
tàu tại Bremerhaven đi Trung Quốc, vua Guillaume II tuyên bố: “Không ân
huệ! Không bắt tù binh! Đã nghìn năm, người ‘Hung’ của vua Attila nổi
danh trong lịch sử và truyền thuyết. Cho nên các người phải áp đặt tại
Trung Quốc và cho nghìn năm danh tiếng của nước Đức một cách thế nào
để không bao giờ có thể có một người Trung Quốc dám nhìn một người
Đức một cách khinh bỉ.” (Báo Weser Zeitung, Bremen, 1900, dẫn chứng
bởi Hosea Ballou Morse, “Quan hệ quốc tế của đế quốc Trung Quốc”, tập
II, London 1919) Tháng 8 và 9/1900, quân lính Anh, Pháp, Đức, Nhật, đổ
bộ lên Shanghai (Thượng Hải). Tien-tsin (Thiên Tân) bị chiếm đóng vào
tháng 11-12/1900 rồi bị phân chia thành các nhượng địa giữa Nga, Bỉ, Ý,
Áo, Hung, Pháp, Nhật, Mỹ, Anh. Ngày 24/12/1900, Trung Quốc chấp nhận
tối hậu thư (ngày 22/12/1900) của các công sứ ngoại quốc tại Bắc Kinh,
yêu cầu gửi tới Berlin một phái bộ đặc mệnh để tỏ lòng hối tiếc về việc ám
hại Kettler, để trình bày hình phạt những người Trung Quốc phạm tội, để
trả tiền bồi thường (450 triệu lượng, trên số 462.550.614 lượng được yêu
cầu). Trong phần kết luận về chuyện này, George Nye Stieger viết như sau:
“... chính thái độ ngạo mạn và khinh miệt của các nhà ngoại giao nước
ngoài đối với chánh phủ Trung Quốc, sự không thông hiểu phong trào bài
ngoại mà các nhà ngoại giao này xem như là một phong trào nổi dậy, đã
làm thảm họa mùa hè 1900 trở thành biến cố không tránh được. Phần trách
nhiệm phải quy cho các cường quốc phương Tây và cho những người đại
diện chính thức và không chính thức của họ tại Trung Quốc.” (George Nye
Stieger, “Trung Quốc và Tây phương, nguồn gốc và sự phát triển của phong
trào bài ngoại”, New Haven, 1927, chương 276-277.) 50 năm sau, Trung
Quốc bừng thức dậy và họ đã quét sạch tất cả mọi sự chiếm đóng ngoại
bang trên lãnh thổ của họ và tìm lại niềm hãnh diện quốc gia mà nhiều lần
bị chà đạp. Hai sắc lệnh được ký vào ngày 31/1/1994 bởi Lý Bằng, thủ
tướng chánh phủ Trung Quốc, công bố và có hiệu lực vào ngày 6/2/1994,