Napoléon III: - 2 chiếc gậy chỉ huy bằng vàng khối và ngọc thạch màu lục.
1 bộ trang phục Hoàng đế gồm: một áo lụa dát vàng, một áo giáp lưới bằng
thép, một áo dài khác bằng lụa màu vàng đính khung vàng và viền ngọc,
một chiếc mũ bằng vàng và thép trên đỉnh có mũi nhọn dài bằng thép. - 1
ngôi chùa bằng đồng mạ vàng và chạm trổ đẹp. - 2 con nghê bằng đồng mạ
vàng, mỗi con nặng 400kg. - 2 bức màng mành, nhiều nhẫn đeo tay, vòng
cổ, những chiếc ly có chân, những bức sơn mài “và hàng ngàn thứ lạ mắt”.
“Một số các đồ vật ấy ngày nay vẫn còn nằm tại cung điện Fontainebleau.
Trước khi đốt, quân lính thi nhau cướp phá, liên tục hai ngày ròng. Chúng
đã tìm thấy vô số những đồ trang sức, những hộp đựng thuốc, hộp đựng kẹo
bằng vàng, bát đĩa và những áo quần trang phục lộng lẫy mà chúng mặc
luôn vào người. Thật là một hội giả trang thú vị. Họ tha hồ đùa giỡn thỏa
thuê với những bộ người máy mà các vua chúa phương Tây tặng cho các
‘Hoàng đế Trung Quốc’. Chi tiết ấy chẳng lấy gì làm chói lọi mà một
chứng nhân, bá tước Hérisson, sĩ quan hầu cận của tướng Cousin-
Montauban, nhấn mạnh trong cuốn ‘Nhật ký của một thông dịch viên tại
Trung Quốc’. ‘... Đêm thứ hai của chúng tôi tại cung điện Mùa hè thật
không thể nào chịu được: nó điên dại, nó quay cuồng đến chóng cả mặt.
Mỗi một tên lính đều có ‘con chim, cái hộp âm nhạc, cái đồng hồ báo thức
và con thỏ nhà’ của mình. Thật là một hội chuông reo đồng loạt.’ Và một
chứng nhân khác (Lucy): ‘Người ta đã phân phát cả một kho bạc cho lính,
khoảng 90 francs mỗi người. Nhưng đối với chúng, con số đó nghĩa lý gì so
với giá trị những cái chúng nó đã cướp được bằng vàng, bằng bạc, bằng bảo
vật. Một tên lính bán một lúc 60 chiếc đồng hồ giá 2 đồng/chiếc và là loại
đồng hồ cực kỳ hiếm! Người ta còn mang về từng bao tải chất đầy đồ nữ
trang và vòng cổ bằng san hô, những hòn ngọc xinh xắn và còn nữa.... Khi
đội quân lên đường đi Bắc Kinh, thì cả một quang cảnh đặc biệt bất thường
hiện ra trước mắt mọi người: trên 300 chiếc xe chở nguyên chiến lợi
phẩm’”.
Jean Chesneaux dẫn, “Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam”
(Contribution à l’Histoires de la Nation Vietnamienne), trang 134.
“Hồi ký và tư liệu châu Á”: quyển 74, trang 141-142.