như vậy. Thế là tôi bèn để tay đó tự móc một con mắt ra để cho cá ăn, nếu
con cá thích ăn thì tôi sẽ tha cho hắn. Tay đó muốn giữ mạng sống nên đã
tự móc mắt rồi ném vào bể cho cá ăn. Kết quả là con cá ăn rất ngon lành, ha
ha,sau này tôi nuôi nó bao nhiêu năm như vậy mà chưa từng trông thấy nó
ăn ngon như vậy nữa. Bởi thế, tôi mới biết, hóa ra thứ mà con cá thích nhất
lại chính là mắt người".
Cao Đức Sâm bắt chước ngữ điệu của Đặng Hoa khi ấy: không gấp
gáp, không chậm chạp, nhởn nhơ như không, giống như đang nói chuyện
phiếm khi đang ở trong chợ bán thú cưng vậy. Nhưng cái hơi lạnh ẩn sâu
trong ngữ điệu, trong từng lời nói của hắn lại khiến cho người nghe dù
không lạnh cũng sởn gai ốc. Khó mà tưởng tượng nổi thảm cảnh của tên
chủ người Đông Nam Á khi đó: tự tay móc một con mắt mình ra rồi dùng
con mắt còn lại để quan sát, mong chờ con cá kia sẽ nuốt chửng con ngươi
đang nổi bập bênh trong nước của mình. Nỗi đau về thể xác kia thì khỏi
phải nói, nhưng sự tàn phá về tinh thần còn tàn khốc hơn gấp mười lần.
Đám người Báo Đầu đều nhìn về con cá đã được hấp chín trên bàn
kia, chỉ thấy bụng sôi cuồn cuộn từng cơn phải cố dùng sức để nén cơn
buồn nôn ấy lại
Chỉ có A Hoa không có chút phản ứng nào. Anh ta đã đi theo Đặng
Hoa nhiều năm nên đã sớm quen với cách hành xử của chủ nhân. Đối với
kẻ thù mà nói, nếu không thể trừ khử chúng thì sẽ đánh sập phòng tuyến
tâm lý của đối phương. Khi một người tận mắt nhìn thấy một con mắt của
mình bị nuốt mất thì ngoài cảm giác kinh sợ và tuyệt vọng ra,chắc chắn sẽ
thêm phần nuối tiếc con mắt đã mất đó. Cái cảm giác này sẽ khiến cho con
người ta không thể lấy lại ý chí chiến đấu thêm một lần nào nữa.
Câu chuyện kể tới đây, tất cả mọi người đều đã hiểu năm đó Đặng Hoa
mời ba kẻ đối địch với mình tới dự tiệc nhằm mục đích gì: bọn họ muốn
cầu hòa với ông ta cũng được nhưng bắt buộc phải để lại một con mắt.
Thấy Cao Đức Sâm có vẻ không muốn nói gì hơn nữa, A Hoa liền gặng hỏi