"Đúng là như vậy thực sự muốn lật đổ Đặng Hoa thì như vậy chưa
thấm vào đâu". Giám đốc Tống cũng thừa nhận điều này, "Nếu như không
xảy ra tình huống ngoài ý muốn e rằng thế lực của Đặng Hoa sẽ còn bành
trướng hơn nữa trong tỉnh thành."
La Phi đương nhiên hiểu rõ từ "ngoài ý muốn" mà Giám đốc Tống vừa
nói ám chỉ điều gì. Đó chính là vở kịch do Eumenides đạo diễn, còn La Phi
là nhân vật vừa quan trọng vừa thần bí trong cả vở kịch quy mô hoành
tráng đó. Khi đó anh ta cũng biết Eumenides sẽ mượn tay Hàn Hạo để giết
Đặng Hoa khi Viên Chí Bang bắt La Phi phải lựa chọn cho sự an nguy giữa
một bên là Mộ Kiếm Vân, một bên là Đặng Hoa. La Phi đã không ngại
ngần mà trọn Mộ Kiếm Vân. Bởi vậy, Đặng Hoa mới mất mạng ở sân bay.
Chỉ có điều, khi ấy La Phi không hề hay biết cái chết của Đặng Hoa lại
khiến "Kế hoạch thâu tóm" gần như đi vào bến tác động có sự chuyển biến
đáng kể.
"Sau khi Đặng Hoa chết, tại sao Tiền Yếu Bân không phối hợp ngay
với phía cảnh sát? Bao năm nằm vùng của anh ta chẳng phải đã đến lúc
phát huy tác dụng hay sao?" Nói đến đây La Phi thực khó có thể không đưa
ra mối ngờ vực như vậy.
Cảnh sát đã theo dõi tập đoàn Đặng Hoa trong nhiều năm, song vẫn
chưa ra tay vì còn dè dặt với mạng lưới các mối quan hệ của Đặng Hoa.
Đặng Hoa chết đi thì những mối lo ấy cũng tự nhiên biến mất. Sự thực
cũng chứng minh trong hơn nửa năm trở lại đây phía cảnh sát đã trừ khử
toàn bộ tập đoàn Long Vũ với khí thế "cơn gió to trút sạch lá khô", chỉ còn
duy nhất thế lực do A Hoa ðứng ðầu là còn đang thoi thóp. Điều này không
quan hệ trực tiếp tới Tiền Yếu Bân. Thử nghĩ trong quá trình A Hoa gây
nên vụ án hai mạng người ở trong tòa nhà Long Vũ và sau đó ép Hàn Hạo
phải chết rồi cướp bằng chứng là đoạn băng ghi âm. Nếu Tiền Yếu Bân kịp
thời liên lạc với La Phi thì đội cảnh sát hình sự sẽ không phải rơi vào tình
huống khó xử như vậy?