Còn có một việc khiến hết thảy mọi người lo lắng đến tái mét mặt mày
nhưng ai cũng giấu vội tận đáy lòng không dám hé môi: đại hôn gặp huyết,
nhất định không phải điềm lành!
Trước mắt, một mảnh hồng sắc nhân cơ hội lướt qua cực nhanh. Đến lúc
mọi người kịp phản ứng, mới phát hiện ra Phương tiểu hầu gia từ nãy đến
giờ vẫn đứng tại đại môn đã biến mất không một dấu vết!
Đến cả Hoàng Tuyền kiếm nguyên nhân cớ sự cũng không cánh mà bay!
---oOo---
(1): đã chú thích ở chương 75
(2): Quan Âm Bồ Tát là vị Phật được biết đến và thờ phụng nhiều nhất ở
Trung Quốc, người ta có thể ít biết đến Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng
không ai là không biết Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong tín ngưỡng của quảng
đại quần chúng, Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho cứu khổ cứu nạn, phổ
độ chúng sinh. Quan Âm có rất nhiều hình thái, thường thấy nhất là một
người phụ nữ Phật y thuần bạch, ngồi (hoặc đứng) trên tòa sen, tay cầm
Bạch ngọc tịnh bình chứa cam lộ, bên cạnh thường có hai đồng tử dễ
thương theo hầu. Đối với dân gian, họ sùng kính đến mức tin rằng không
việc gì mà Quan Âm Bồ Tát không làm được, nên nhất nhất muốn cầu xin
chuyện gì họ cũng đến chùa (hoặc miếu) Quan Âm đề câu xin khấn vái,
trong đó, đa số là phụ nữ đến để cầu đường con cái. Dần dần, người ta gán
luôn cho Phật Bà việc ‘tặng con’ cho con người.
Quan Âm tống tử được thể hiện không khác mấy với hình tượng Quan
Âm thông thường, khác chăng là trên tay Phật Bà bồng theo một tiểu đồng
tử khả ái ban tặng cho nhân gian có lòng thành tâm.
Tranh, tượng Quan Âm tống từ được xem như một loại linh vật cầu
phúc, có tượng hoặc tranh trong nhà, Phật bà sẽ phù hộ độ trì cho đôi vợ
chồng trẻ ăn ở thuận hòa, sớm sinh quý tử.