Tôi đưa lá thư cho ông đọc. Ông chỉ đọc lướt qua… (lính tráng đọc thư
chung là chuyện bình thường thời ấy. Nhưng là thủ trưởng nên ông cũng
lướt qua cho có đọc, có lẽ ông cũng không muốn đọc hết làm gì).
Ngồi ở đó tâm sự, tôi mới biết rằng ông cũng là con người rất yêu thơ. tôi
có chép lại bài thơ “Lá chanh” do ông đọc, nhưng nay thì không còn nữa
nên không viết ra đây được (bài thơ cảm nhận về vẻ đẹp của người con gái
khi tắm (hay gội) bằng nước chanh thì phải…)
Ông đã kể chuyện về thời trai trẻ của ông trên đường Trường Sơn.
Ngày ấy, thơ là thiêng liêng, là máu thịt, là nơi duy nhất để tỏ bày, gửi
gắm điều chi. Trên đường Trường Sơn hành tiến về Nam, anh bộ đội hay cô
thanh niên xung phong, đều có cuốn sổ nhỏ chép những bài thơ mà họ yêu
thích. Thơ là người bạn gần gũi với số phận người lính, với cái sống và cái
chết của người lính, cả trong nỗi đau và khát khao cần được chia sẻ. chính
thơ đã đưa những điều cộng cảm đến với con người. Trong những bài thơ
ông đọc, tôi chỉ biết có bài: Màu tím hoa sim của Hữu Loan.
Chính ông cũng đưa ra những suy nghĩ về thơ…
Thơ trong chiến tranh lúc giống như người yêu, lúc giống như người
đồng đội, lúc lại giống đôi mắt buồn thăm thẳm của người mẹ. Nó bất chợt
như bàn tay mẹ xoa trên lưng con một chiều trước hôm tiễn biệt. Nó như
giọt nước mắt người ta yêu, rơi lặng lẽ lúc đoàn xe chở quân… vang lên
tiếng còi trong một buổi sáng mua đông giáp Tết năm nào. (Ông thoát li gia
đình vào chiều 28 tết). Dòng thơ mập mờ ẩn hiện theo nhịp rung đều đều
của con tàu chở quân ra mặt trận…
Và nhiều cảm nhận nữa mà tôi không thể nhớ hết... Thời trai trẻ có ai
nghĩ rằng những kỉ niệm sẽ là phần còn lại duy nhất của đời sống con
người. Nhà văn nào đó đã viết như vậy.