có cảm giác nếu không có những cây lau sậy kia, thì con sông này nhìn
cũng khá thơ mộng... Xe vượt qua thị xã Kon Tum, và hướng về đập thủy
điện Dăk Uy đang trong quá trình thi công… Xe băng qua những cánh rừng
cao su mà chị em vừa mới trồng thẳng tắp, lên xanh mơn mởn… Chị em
với những chiếc nón cối và những chiếc khăn che gần hết khuôn mặt… giơ
tay vẫy chào chúng tôi, kêu í ới, không hiểu là kêu gì… xe vẫn ch0ạy bon
bon trên đường 14, lúc này quang cảnh hai bên đường còn thê lương hơn,
cây rừng trơ trọi, cụt ngọn, cháy đen… tạo ra một khung cảnh quá u sầu,
của vùng đất chịu nhiều bom đạn trong chiến tranh, lòng chúng tôi chùng
xuống khi đi qua vùng đất này. Anh Trường ra lệnh cho chúng tôi lên đạn
nòng, hướng nòng súng ra hai bên đường, vì khu vực này FULRO thỉnh
thoảng vẫn còn hoạt động. Đến một ngả rẽ, xe chúng tôi tiến về Tân Cảnh
với khung cảnh càng dữ tợn hơn.
Khoảng bốn giờ chiều, chúng tôi đến ngã tư Polei Kan. Rừng ở đây quá
âm u và tĩnh mịch, vì điều này mà F cho chúng tôi về đây để thực tập địa
hình, nhìn trên bản đồ thì thấy phát khiếp rồi, chúng tôi ở trong một doanh
trại bộ đội của tỉnh Gia lai – Kontum, xung quanh còn có các đơn vị bộ đội
khác nữa, nhưng khi đến đây thấy cảnh rừng núi như thế này, chúng tôi
chẳng thiết đi đâu nữa cả.
Polei Kan, Dak-to, Dak-sut, Diên Bình là những nơi chúng tôi thực địa
trong vòng sáu ngày.
Ngày cuối cùng chúng tôi được lệnh của Sư đoàn theo xe của đoàn 330
về Chư Nghé, thuộc huyện Chư Pả cách Pleiku cũng hơn một giờ xe chạy,
và có nhiệm vụ áp tải cùng đoàn xe chở đạn pháo 105, 155 bổ sung cho mặt
trận Đức Cơ.
Nghỉ tại Chư Nghé hai ngày, chúng tôi theo xe về lại biên giới, khi ngang
qua Đức Cơ vào khoảng ba giờ chiều, chúng tôi nghỉ chân tại d1 e95, thì
biết là hôm nay e95 đón danh hiệu Anh hùng, anh em mời ở lại chung
vui… nhưng vì theo xe chở pháo nên không ở lại được. Thủ trưởng Hiệp,