Lưỡng triêu khai tế lão thần tâm.
Xuất sư vị tiệp thân tiên tử,
Trường sử anh hùng lệ mãn khâm. (**)
Bài thơ này, Đỗ Phủ sáng tác lúc đi chơi thuyền ở Hoán Hoa Khê. Gia
Cát Lượng trước khi ra khỏi Long Trung từng dựng “lều cỏ” ẩn cư tại đồi
Ngọa Long cách phía tây thành Tương Dương hai mươi dặm. Hậu thế vì
muốn tôn kính ngài mà treo hai câu thơ của Đỗ Phủ lên trước phường Long
Trung:
Tam cố tần phiền thiên hạ kế,
Lưỡng triêu khai tế lão thần tâm.
Người ngoài có lẽ sẽ không cảm thấy gì, nhưng Tiêu Thu Thủy, con
trai thứ ba của Tiêu Tây Lâu, chưởng môn Hoàn Hoa kiếm phái, Thành Đô
Tứ Xuyên, thì lại vì hai câu này, tả cảnh Cẩm Giang, khắc ở Long Trung
mà đặc biệt dẫn ba người bạn tốt từ Tứ Xuyên chạy lên Hồ Bắc chỉ để được
ngắm một lần thơ của đại thi nhân kinh tài tuyệt diễm, cùng nơi ở cũ của
Gia Cát võ hầu danh động tám phương!
Chưởng môn Hoán Hoa kiếm phái Tiêu Tây Lâu có ba người con trai,
một người con gái. Con trai trưởng Tiêu Dịch Nhân danh chấn giang hồ,
trong lớp trẻ tuổi sợ rằng không có ai có trí tuệ, mưu lược bằng Tiêu Dịch
Nhân. Con trai thứ hai Tiêu Khai Nhận trầm tĩnh lão luyện, được dự đoán
là thần bảo hộ của Hoán Hoa kiếm phái. Con trai thứ ba Tiêu Thu Thủy,
trong giang hồ còn chưa thành danh, trong võ lâm còn chưa có quyền thế,
nhưng kẻ vì hai câu thơ mà bôn ba cả trăm dặm, trong nhà họ Tiêu cũng chỉ
có một mình hắn mà thôi.
Không ngờ rằng, điều Tiêu Thu Thủy thấy được lần này, lại là một câu
chuyện bi thương, mãnh liệt hùng hồn, đất trời chuyển rung, võ lâm biến