KIẾN - Trang 169

SỰ HY SINH: Quan sát loài kiến, người ta tưởng như nó chỉ bị kích
thích bởi những tham vọng bên ngoài sự tồn tại của chính bản thân
mình. Một cái đầu bị cắt sẽ còn cố gắng trở nên có ích bằng cách nhay
nhay chân đối thủ, bằng cách cắt hạt; một cái ngực sẽ lết ra để bịt lối
thoát của kẻ thù.
Sự quên mình? Sự cuồng nhiệt với tổ? Sự ngốc nghếch sinh ra từ chủ
nghĩa tập thể hóa?
Không, kiến cũng biết sống một mình. Nó không cần Bầy, nó thậm chí
có thể nổi dậy.
Thế thì tại sao nó hy sinh?
Ở giai đoạn mà công việc của tôi đang tiến hành, có lẽ tôi sẽ nói: vì
khiêm tốn. Có vẻ như, với nó, cái chết của mình không phải là một sự
kiện đủ quan trọng để làm nó quay lưng lại với công việc mà nó đã
làm những giây trước đó.

Edmond Wells,
Bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối.
Đi vòng qua các cây, ụ đất và những bụi cây gai, các nhà thám hiểm tiếp tục
len lỏi theo hướng Đông nguy hại.
Con đường hẹp lại, nhưng các đội làm đường vẫn còn đây. Người ta không
bao giờ lơ là những con đường dẫn từ một tổ này sang tổ khác. Đám công
nhân sửa đường nhổ rêu, di chuyển những cành cây chắn đường, đặt những
biển báo mùi với tuyến Dufour của chúng.
Bây giờ, hiếm có kiến thợ đi hướng ngược lại. Thỉnh thoảng người ta thấy
trên đất những pheromon chỉ dẫn: “Ở ngã tư 29 đi vòng chỗ các cây đào
gai!” Cũng có khả năng đó là dấu vết mới của một cuộc phục kích bọn côn
trùng kẻ thù.
Vừa đi, 103 683 vừa gặp hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nó chưa
bao giờ tới vùng này. Ở đó có nấm xép Satan cao tới tám mươi đầu! Thế mà
đây lại là loài đặc trưng của các vùng miền Tây.
Nó cũng nhận ra nấm lỗ chó thối mà mùi thối của nó quyễn rũ đám ruồi,
nấm trứng như ngọc trai; nó trèo lên một cây nấm mồng gà và thích thú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.