thế nào? Để hiểu được điều đó, cần phải ngược lên hàng trăm triệu
năm trước, lúc mà cuộc sống đã bắt đầu phát triển trên Trái đất.
Trong số những vật đến đầu tiên, có côn trùng.
Chúng có vẻ khó thích nghi với thế giới của mình. Nhỏ, yếu đuối,
chúng là nạn nhân lý tưởng cho tất cả những kẻ ăn mồi. Để có thể duy
trì sự sống, một số loài, ví dụ như châu chấu, chọn con đường sinh sản.
Chúng đẻ nhiều đến mức hẳn phải còn những con sống sót.
Những loài khác, như ong vò vẽ hay ong, chọn nọc độc, trải qua nhiều
thế hệ, được trang bị ngòi độc khiến chúng trở nên đáng gờm.
Những loài khác, như gián, chọn cách trở thành loài không ăn được.
Một tuyến đặc biệt tiết ra cho thịt nó một vị hôi đến nỗi không một ai
muốn nếm.
Những loài khác, như bọ ngựa và bươm bướm đêm, chọn sự ngụy
trang. Giống như cỏ hay vỏ cây, chúng trở nên vô hình trong thiên
nhiên không hiếu khách.
Tuy nhiên, trong cánh rừng rậm những buổi ban đầu này, rất nhiều loài
côn trùng không tìm được “mánh” để sống sót và buộc phải biến mất.
Trong số những con “không được ưu đãi” này, đầu tiên là loài mối.
Xuất hiện cách đây gần một trăm năm mươi triệu năm trên vỏ Trái đất,
loài ăn gỗ này không có chút cơ hội sống lâu dài. Quá nhiều loài ăn
côn trùng, không đủ phương tiện tự nhiên để chống lại chúng…
Chuyện gì đã xảy đến với loài mối?
Nhiều con bị chết, và những con sống sót bị dồn vào đường cùng đến
mức mà chúng kịp tìm ra một giải pháp độc đáo: “Không chống trả
đơn độc nữa, mà tạo thành các nhóm liên kết. Sẽ khó khăn hơn cho
những kẻ ăn thịt khi tấn công hai mươi con mối cùng dàn trận, thay vì
một con đang cố chạy trốn.” Như thế, loài mối có lẽ đã mở ra một
trong những con đường vẻ vang nhất dẫn thẳng đến tính phức tạp: tổ
chức xã hội.
Loài côn trùng này bắt đầu sống thành những tế bào nhỏ, đầu tiên là
gia đình: tất cả tập trung quanh Mẹ đẻ trứng. Tiếp theo các gia đình trở