KIM ỐC HẬN (TẬP 2) - Trang 636

Cuộc đời nàng cứ xuôi theo cảnh mặt trời lặn, mặt trời lặn trên thành Trường An, hoa nở hoa tàn

trong cung Kiên Chương cho đến ngày nhắm mắt.

Năm Nguyên Phong đầu tiên, ngự giá trở về đến Trường An đã là tháng

Bảy. Lúc xe ngự tráng lệ được Kỳ Môn quân bảo vệ xung quanh tiến vào
Trường An từ cửa thành phía tây, Trần A Kiều nhìn qua rèm thấy mái ngói
lưu ly của cung Kiến Chương thì thở một hơi thật dài. Ao sen trước điện
Trường Môn ngày nào còn xanh um giờ đã nở rộ.

Cuối tháng Chín, Lưu Triệt di chuyển lưu dân tới Giang Hoài, bắt đầu

khai phá lưu vực sông Trường Giang ngày sau còn phồn hoa hơn cả Quan
Trung. Tháng Mười, y dẫn mười tám vạn kỵ binh đi tuần thú biên cương,
Trần A Kiều không đi theo. Hành trình đi từ phía bắc Vân Dương qua
Thượng Quận, Tây Hà, Ngũ Nguyên rồi vượt Trường Thành lên bắc đứng
trên đài của thiền vu nhìn về hướng Bắc Hà quan sát Hung Nô. Trước uy
thế quân Hán, dân Hung Nô còn lại đều chạy trốn thật xa. Cuối năm
Nguyên Phong, Hoàng Hà lại dâng nước gây lũ lụt. Nước Lương, nước Sở
trước đây Hoàng đế và Hoàng hậu có đi tuần thú qua đều gặp tai họa, dân
chúng lầm than. Lưu Triệt rốt cục hạ quyết tâm dồn sức sửa trị Hoàng Hà.

“Năm xưa Cấp Ảm, Trịnh Đương bịt đê vỡ nhưng vết vỡ quá sâu nên

không đủ vật liệu.” Trong điện Trường Môn, Trần A Kiều chỉ vào sa bàn
sông Hoàng Hà nói giọng đều đều, “Sau đó bệ hạ lại bỏ đắp đê nên mới để
cho lũ lụt hoành hành hơn hai mươi năm.” Năm đó nàng còn là hoàng hậu
mẫu nghi thiên hạ trang nghiêm ở điện Tiêu Phòng, chỉ chăm chăm chờ đợi,
vui mừng khi phu quân trở về bên cạnh, nào nghĩ đến sự sống chết của vô
số lưu dân ngàn dặm bên ngoài.

“Khi đó cuộc chiến Hán Hung đang hồi cấp bách, hơn nữa vùng Quan

Trung mới là căn bản của Đại Hán ta. Đất Quan Trung chiếm một phần ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.