- Khách hàng (xem sản phẩm dịch vụ, tìm hiểu về thương hiệu, mua sản
phẩm, so sánh với đối thủ cạnh tranh của bạn)
- Đối tác (tìm kiếm cơ hội hợp tác, so sánh bạn với những đối tác khác,
tìm hiểu về doanh nghiệp và thương hiệu của doanh nghiệp)
- Đối thủ cạnh tranh (xem và cập nhật tình hình của bạn, học tập từ bạn,
tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu của bạn)
- Công cụ tìm kiếm (có thân thiện với công cụ tìm kiếm không, có dễ
nhận biết không, có những từ khóa nào, chủ đề của website ra sao…) (tham
khảo thêm Chuyên đề 8)
- Cộng đồng người tiêu dùng (tìm hiểu về thương hiệu và các hoạt động
cộng đồng, hoạt động xã hội của bạn)
- Ứng viên tuyển dụng (tìm hiểu về công ty trước khi quyết định làm
việc, tìm kiếm thông tin tuyển dụng, tìm hiểu văn hóa công ty)
- Nhân viên (cập nhật tình hình của công ty, gia tăng niềm tự hào đối với
thương hiệu của công ty)
Một website tốt phải là một website khiến người sử dụng cảm nhận được
sự thân thiện và thấy dịch vụ đó được thiết kế ra dành cho mình. Vì vậy,
bạn cần cân nhắc đối tượng trọng tâm nhắm đến, mong muốn của họ từ
việc sử dụng website.
Bước 3: Lên khung những dịch vụ/tính năng và nội dung mà bạn nghĩ là
cần thiết cho website tùy thuộc vào đối tượng bạn nhắm đến. Danh sách
dưới đây gợi ý cho bạn những nội dung/tính năng bạn muốn có trên website
chứ không phải là tất cả. Bạn cũng có thể đặt thứ tự ưu tiên các tính năng
qua từng giai đoạn. Ví dụ: Giai đoạn đầu, bạn chỉ muốn dừng lại ở việc giới
thiệu thông tin sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu về công ty. Giai đoạn hai, khi
nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, bạn sẽ mở rộng thêm
tính năng phù hợp. Giống như một công ty, website cũng cần có những giai
đoạn phát triển, mở rộng và thay đổi.
Dịch vụ/tính năng
- Bán hàng trực tuyến