ảnh hưởng nặng nề. Chỉ có điều, nhu cầu về sản phẩm tăng lên nhanh
chóng trong khi diện tích trồng cây không theo kịp nên việc mua nguyên
liệu đã trở thành một vấn đề lớn. Có đơn đặt hàng, có nhân công mà
không có nguồn cung nguyên liệu ổn định thì cũng chẳng làm được gì,
trong kinh doanh chỉ cần một mắt xích trục trặc cũng có thể gây ra khó
khăn lớn.
Bắt đầu từ năm ngoái, Trường đã bắt đầu hình thức kinh doanh mới - học
tập các ngành nghề khác, đó là sản xuất theo hợp đồng ở nông thôn; anh và
các hộ nông dân đã kí hợp đồng, mỗi năm họ phải cung cấp cho công ty
bao nhiêu cân quả óc chó từng loại quy định, công ty sẽ thu mua theo giá
đã kí kết. Theo lí thuyết thì kiểu làm ăn này có vẻ tốt nhưng năm ngoái, giá
quả óc chó trên thị trường quốc tế tăng vọt khiến các doanh nghiệp trong
nước tranh giành nhau tới sứt đầu mẻ trán. Những bản hợp đồng đã kí kết
bỗng chốc không còn giá trị, giá gốc của một cân quả óc chó thực tế cao
hơn trong hợp đồng tới 10 tệ, nếu mua theo giá trong hợp đồng thì không
hộ nào chịu bán cho Trường, cho dù anh có đi kiện thì có thể kiện cùng lúc
hàng trăm hộ nông dân được hay không? Nếu kiện thì có bằng chứng công
ty đã thu mua bao nhiêu quả óc chó rồi hay không? Cuối cùng Trường vẫn
phải mua với giá cao hơn trong hợp đồng 10 tệ một cân. Suýt nữa thì anh
không hoàn thành kế hoạch sản xuất vì có công ty còn mua với mức giá cao
hơn nữa.
Nghĩ lại anh mới thấy những việc làm của mình quá nặng về lí thuyết, về lí
luận chẳng có gì sai nhưng lại không hề có tính thực tiễn. Năm ngoái,
Trường cũng kí hợp đồng với các hộ nông dân, mua quả óc chó với giá gốc,
ngoài ra còn có một quy định nếu công ty khác trả giá tương đương thì phải
ưu tiên bán cho Trường trước. Trường còn tư vấn miễn phí về cách trồng
cây cho người nông dân. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm
ngoái, nhu cầu về quả óc chó giảm xuống, số đơn đặt hàng xuất khẩu trước
đây chiếm hơn một nửa tổng đơn đặt hàng thì giờ có không ít đã bị hủy bỏ,
trong khi năng lực sản xuất của công ty vẫn rất cao. Giá thu mua quả óc