Thành giải thích: “Tuy công ty của cậu làm ăn không tồi, nhưng nếu cứ tích
lũy dần dần, chỉ dùng tiền của mình để phát triển thì quá chậm. Sau này cho
dù là bị ép buộc hay tình nguyện thì cậu sẽ vẫn phải nhờ đến nguồn vốn
bên ngoài. So với việc hợp tác với người khác, chi bằng hãy hợp tác với
chính những người nông dân, để họ đầu tư cổ phần vào công ty, sau đó chia
lợi nhuận theo tỉ lệ góp cổ phần. Như vậy họ sẽ trở thành cổ đông của công
ty, chẳng lẽ lại mang hàng bán cho công ty khác sao? Vườn quả óc chó của
họ chẳng phải cũng trở thành nguồn vốn ổn định của công ty hay sao? Tuy
cổ phần của cậu giảm đi nhưng vẫn lớn nhất công ty, sau này lợi nhuận về
tay cậu cũng nhiều nhất. Làm như vậy cả hai bên đều có lợi.”
Sau khi về đến nhà, Trường suy nghĩ cả ngày và công nhận Thành nói
đúng. Thế là anh lập phương án kêu gọi cổ đông một cách chi tiết, dưới sự
trợ giúp của chính quyền huyện, anh đã tuyên truyền và kêu gọi từng hộ
nông dân hiện thực hóa kế hoạch này. Từ trước tới nay, các hộ nông dân
trong vùng vốn đã có ấn tượng tốt đẹp về Trường, cũng đã bán hàng cho
anh nhiều năm nên rất hiểu tình hình kinh doanh của công ty, họ đều tin
tưởng nếu góp cổ phần thì kết quả sẽ rất tốt. Họ cũng dự trù một ngày kia
giá quả óc chó lại hạ, nếu là cổ đông của công ty thì chắc cũng được ưu tiên
hơn nên kế hoạch này đã nhanh chóng được thực hiện. Công ty của Trường
không phải mất nhiều vốn đầu tư, lại có vườn cây rộng không kém gì các
tập đoàn lớn. Có thể nói anh đã có một hậu phương vững chắc cho những
trận chiến trong tương lai.
Bài học tâm đắc
Nguồn vốn của mỗi công ty đều có giới hạn, dù là công ty nhỏ hay lớn thì
đều có thể bị thiếu vốn. Tận dụng tiền của người khác để phục vụ việc kinh
doanh của mình như thế nào là vấn đề mà các ông chủ đều phải đối mặt nếu
muốn phát triển nhanh chóng. Vay tiền của bạn bè hay ngân hàng chỉ là một
trong số nhiều biện pháp; tận dụng ưu thế của mình, biến nó thành điểm
sáng thu hút vốn mới là một cao thủ. Nếu biết cách cột lợi ích của người