Phế liệu thường là những đồ vật không có giá trị hoặc có giá trị rất nhỏ.
Tuy nhiên, trong xã hội vật chất, bất cứ thứ gì cũng có giá trị riêng của nó,
đều có thể quy ra tiền. Người biết cách tận dụng phế liệu một cách tốt nhất
và biết biến đổi nó thành một sản phẩm có thể trao đổi được thì chắc chắn
sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong khi chỉ phải bỏ một chi phí rất thấp. Phế
liệu biến thành tiền là chuyện không tưởng hay là một ước mơ có thể hiện
thực hóa đây?
Chị Châu năm nay đã 56 tuổi, là một công nhân đã về hưu, hàng tháng chị
đều nhận được hơn 2.000 tệ tiền lương hưu. Ở Bắc Kinh, chị có tới hai ngôi
nhà, con cái đều làm việc và sinh sống ở nước ngoài, rất ít khi về nước. Sau
khi về hưu, chị Châu cảm thấy cuộc sống trong thành phố quá buồn tẻ, liền
bàn bạc với chồng dọn đến nhà anh họ ở một huyện ngoại thành, vì ở đó
không khí trong lành, nước sạch, nhịp sống lại nhàn nhã, yên bình, rất có
lợi cho sức khỏe. Đồng thời, anh chị cho thuê hai căn nhà ở trung tâm thành
phố, mỗi tháng cũng kiếm được hơn 10 nghìn tệ nên cuộc sống rất thoải
mái.
Khi anh chị Châu chuyển đến cũng là lúc khu vực đó đang có chiến dịch
thúc đẩy du lịch ngoại ô, coi đó là một hướng phát triển kinh tế địa phương.
Chị Châu đang muốn tìm một việc gì đó để làm, chứ cả ngày ở nhà thì cũng
chán, thế là chị liền mở một trang trại và cùng anh họ thuê một mảnh vườn
rộng khoảng hơn 100 mẫu để trồng cây ăn quả.
Trang trại của chị Châu chủ yếu trồng cây ăn quả và một ít rau xanh để
phục vụ những người khách đến đây du lịch. Những cây táo, lê của trang
trại rất thu hút khách du lịch. Những người đến đó đều có thể mua táo
mang về nhà, nhờ đó mà 1/3 số hoa quả của trang trại đã được tiêu thụ
nhanh chóng, lợi nhuận cũng cao hơn khi bán cho những thương lái. Chị
Châu mừng lắm, nhưng niềm vui mới nhen nhóm đã phải nhường chỗ cho
nỗi lo, vì khách du lịch chỉ tới vào một mùa nhất định, thời gian khác trong