Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 1
103
6. Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng
về, không phải bậc Chân nhân, tự mình xử sự như một vật
mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị kẻ trí quở trách và tạo
nên nhiều vô phước. Thế nào là hai? Không có suy tư, không
có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không
đáng tin tưởng, và tự cảm thấy không tin tưởng đối với
những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này các
Tỷ-kheo, kẻ ngu, vụng về, không phải bậc Chân nhân, tự
mình xử sự như một vật mất gốc, bị thương tích, phạm tội, bị
kẻ trí quở trách và tạo nên nhiều vô phước.
Thành tựu hai pháp, này các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn
khéo, là bậc Chân nhân, tự mình xử sự không như một vật
mất gốc, không bị thương tích, không phạm tội, không bị kẻ
trí quở trách và tạo nên nhiều phước đức. Thế nào là hai? Sau
khi suy tư và thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với
các chỗ không đáng tin tưởng, và tự cảm thấy tin tưởng đối
với những chỗ đáng tin tưởng. Do thành tựu hai pháp, này
các Tỷ-kheo, bậc hiền trí, khôn khéo, bậc Chân nhân, tự
mình xử sự không như một vật mất gốc, không bị thương
tích, không phạm tội, không bị kẻ trí quở trách và tạo nên
nhiều phước đức.
7. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng
về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với mẹ
và với cha. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) này kẻ ngu,
vụng về ... nhiều vô phước.
Do chánh hạnh đối với hai (hạng người), bậc hiền trí ...
tạo nên nhiều phước đức. Ðối với hai hạng người nào? Với
mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai (hạng người) này,
bậc hiền trí ... tạo nên nhiều phước đức.
8. Do tà hạnh đối với hai (hạng người) kẻ ngu, vụng
về ... nhiều vô phước. Ðối với hai hạng người nào? Với Như