Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 1
153
cần phải học tập. Khi nào Tỷ-kheo đối với thân có thức này,
không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên; đối với
tất cả các tướng ở ngoài, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã
mạn tùy miên; và do chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ
giải thoát, không có ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên;
vị ấy chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy.
Người như vậy, này Sàriputta, được gọi là Tỷ-kheo đã chặt
đứt khát ái, đã cởi mở kiết sử, với chơn chánh hiện quán kiêu
mạn, đã đoạn tận khổ đau.
- Lại nữa, này Sàriputta, liên hệ đến vấn đề này, ta đã
nói như sau trong kinh tên là "Những câu hỏi của Udaya"
trong chương Pàràyana.
Ðoạn tận cả hai pháp
Dục tham và sân hận
Và từ bỏ hôn trầm
Chận đứng mọi trạo hối
Với xả niệm thanh tịnh
Chạy trước pháp tư duy?
Ta nói trí giải thoát
Vô minh được phá tận.
33.- Các Nguyên Nhân
1. - Có ba nguyên nhân này, này các Tỷ-kheo, khởi lên
các nghiệp. Thế nào là ba? Tham là nguyên nhân khởi lên
các nghiệp. Sân là nguyên nhân khởi lên các nghiệp. Si là
nguyên nhân khởi lên các nghiệp.
Phàm nghiệp nào được làm vì tham, này các Tỷ-kheo,
sanh ra từ tham, duyên khởi từ tham, tập khởi từ tham, tại
chỗ nào tự ngã được hiện hữu, tại chỗ ấy, nghiệp ấy được
thuần thục. Chỗ nào nghiệp ấy được thuần thục, chỗ ấy quả