290
Chương III – Ba Pháp
này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng định
học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các
Tỷ-kheo, thâu nhiếp tất cả.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có Tỷ kheo đối với các giới
luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối
với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ
nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh. Vì cớ sao?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho
vị ấy không có khả năng. Phàm có những học giới nào là căn
bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì
giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học
pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc tối đa phải sanh lại
bảy lần. Sau khi sanh lại bảy lần, sau khi dong ruổi, luân
chuyển tối đa bảy lần giữa chư Thiên và loài người, liền đoạn
tận khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc "Gia gia",
dong ruỗi, lưu chuyển trong hai hay ba gia đình, rồi đoạn tận
khổ đau. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Nhất chủng,
sau khi phải sanh hiện hữu làm người một lần, rồi đoạn tận
khổ đau. Vị ấy do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược
tham, sân, si là bậc Nhất lai, phải trở lui lại đời này chỉ một
lần, rồi đoạn tận khổ đau.
3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với
các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn
phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm ...
chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy do đoạn tận
năm hạ phần kiết sử, là bậc Thượng lưu, đạt được Sắc cứu
kính thiên. Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, là bậc
Hữu hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ phần kiết
sử, là bậc Vô hành Bát-Niết-bàn. Vị ấy do đoạn tận năm hạ
phần kiết sử, là bậc Tổn hại Bát-Niết-Bàn .Vị ấy do đoạn tận
năm hạ phần kiết sử, là bậc Trung gian Bát-Niết-bàn.