Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 1
337
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ
lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-
kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ nói láo, từ bỏ
nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có tham lam,
với tâm không sân không hận, có chánh tri kiến. Này các Tỷ-
kheo, đây gọi là ý thanh tịnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.
119.- Thanh Tịnh (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh này, Thế nào là
ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thân thanh tịnh? (như
kinh 118, về thân thanh tịnh).
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời nói thanh tịnh?
(như kinh 118, về lời nói thanh tịnh).
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý thanh tịnh?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo, nếu nội tâm có
ước muốn về dục, vị ấy rõ biết: "Nội tâm ta có ước muốn về
dục". Nếu nội tâm không có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết:
"Nội tâm ta không có ước muốn về dục". Ước muốn về dục
chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như
vậy. Ước muốn về dục đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào,
vị ấy rõ biết như vậy. Và ước muốn về dục đã được đoạn trừ,
tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.