86
Chương II – Hai Pháp
giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy
được thuyết giảng, họ khéo nghe, họ lóng tai, họ an trú tâm
để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh
thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các
pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở
rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như: "Cái này là gì?
Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ không mở rộng những
gì được che kín, họ không phơi bày những gì không được
phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong
Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được
huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong
chất vấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn
luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa
trương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-
kheo đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các
nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc
ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh
điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, họ không
lóng tai, họ không an trú tâm để hiểu biết chúng, họ không
nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc
lòng. Nhưng đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết,
thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi
các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai,
họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy
cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học
thuộc lòng các pháp ấy, họ hỏi đi hỏi lại cùng nhau, họ mở
rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như sau : "Cái này là
gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ mở rộng những gì
được che kín, họ phơi bày những gì không được phơi bày, họ
giải nghi về các điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các